Xi măng là vật tư rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Xi măng giúp cấu thành một chất liên kết các thành phần khác để xây dựng và hoàn thiện nên cấu trúc ngôi nhà. Vậy xi măng thực chất là gì, thành phần, nguyên liệu để sản xuất xi măng bao gồm những gì? Chức năng và cách sử dụng xi măng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu xi măng với chủng loại và chất lượng khác nhau
Xi măng là gì?
Xi măng (tiếng anh là Cement) là một chất kết dính thủy lực có dạng bột mịn màu ghi xám hoặc trắng tinh tùy loại. Vật liệu xi măng được tạo thành từ chất Clinker nghiền mịn trộn với thạch cao thiên nhiên, sau đó bổ sung thêm một số chất phụ gia như đất sét, vỏ sò… để tạo nên độ kết dính có tỷ lệ hợp lý.
Xi măng – Cement là một chất kết dính thủy lực có dạng bột mịn, màu ghi xám hoặc trắng tinh
Để tạo ra xi măng theo đúng tiêu chí kỹ thuật, các nhà sản xuất phải tính toán tỉ mỉ cách thức pha trộn xi măng với việc xác định chính xác tỷ lệ các chất trong hỗn hợp. Sao cho các chất trong hỗn hợp đạt độ cứng, độ bền và khả năng chịu nén mong muốn. Cách thức pha trộn xi măng hay nói đúng hơn là tỷ lệ các chất có trong hỗn hợp sẽ quyết định tính chất đặc trưng các loại xi măng đó. Bao gồm: độ cứng, độ bền, khả năng chịu lực, khả năng không bị ăn mòn bởi môi trường tự nhiên… Chỉ cần sự sai lệch về tỷ lệ pha trộn thì những đặc tính vượt trội này sẽ không đạt được.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xi măng:
- Chất lượng nguyên liệu: Cần loại bỏ hết tạp chất của nguyên liệu trước khi sản xuất.
- Chất lượng nung kết: Xi măng được tạo ra bằng lò đứng và lò quay với thời gian nung khác nhau.
- Chất lượng nghiền: Xi măng sau khi ra khỏi lò sẽ là những cục nhỏ có đường kính khoảng 10 – 40mm, độ mịn được nghiền đúng như yêu cầu sử dụng, nghiền kỹ và máy chuẩn thì hạt xi măng càng nhỏ.
- Chất lượng phụ gia: Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của xi măng. Sự khác nhau giữa các loại xi măng trên thị trường hiện nay thường khác nhau ở các thành phần và công thức trộn.
Xi măng được làm từ những vật liệu gì?
Thành phần cơ bản của xi măng gồm có:
- Vôi hoặc oxit canxi, CaO: Được lấy từ đá phấn, đá vôi, vỏ sò hay đá phiến… có nhiều trong thiên nhiên sẽ không tốn quá nhiều chi phí xây dựng.
- Alumina (Al203): Nguyên liệu này có nhiều trong đất sét, nhôm tái chế, bauxite…
- Silica (SiO2): Được lấy từ cát, đất sét, đá sét, chai cũ.
- Sắt (Fe203): Nguyên liệu có trong quặng sát, đất sét, sắt phế liệu, tro bay…
- Thạch cao (CaSO4.2H20): Được tìm thấy trong đá vôi là nhiều nhất.
Các thành phần xi măng lầy từ thiên nhiên, trộn với tỷ lệ nhất định
Hỗn hợp của các nguyên liệu này với tỷ lệ nhất định sẽ tạo thành xi măng qua quá trình nung nhiệt cao, nghiền, tách chiết… để tạo nên sản phẩm như mong muốn. Xi măng được tạo ra với bột mịn và độ kết dính cao khi được trộn với nước, đất và cát.
Đặc điểm của xi măng
- Màu xám xanh hoặc nâu đất, trắng. Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo và rất mau khô, khi khô thì kết thành mảng và cứng như đá.
- Khối lượng thể tích 2000kg/,m³ mac 25-200, độ giữ nước T>63%.
- Khối lượng riêng của xi măng là 3.05 – 3.15 g/cm³.
- Xi măng có chứa nhiều thành phần khoáng, có độ mịn cao.
- Tính ổn định thể tích của xi măng thay đổi do sự trao đổi nước của hồ với môi trường.
- Khoáng vật, độ mịn của xi măng và hàm lượng thạch cao quyết định tới lượng nhiệt xi măng phát ra khi rắn chắc.
Công dụng của xi măng
Vật liệu xi măng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành do có điểm mạnh là thi công nhanh chóng, đơn giản, cốt liệu ban đầu có sẵn có tính chất cơ học tốt và tuổi thọ cao. Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp lớn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dự đáo của quy hoạch thì nhu cầu xi măng của nước ta sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2023 sắp tới.
Trong lĩnh vực xây dựng thì xi măng chính là vật liệu quan trọng để xây nhà, xây cầu, cống…
Trong lĩnh vực xử lý rác thải hạt nhân, xi măng hóa cho phép cố định các chất phóng xạ trong vi cấu trúc của vật liệu xi măng.
Xi măng chính là vật liệu quan trọng để xây nhà, xây cầu, cống…
Hạn sử dụng của xi măng
Mỗi lô hàng đều phải ghi rõ ngày sản xuất và thông tin về sản phẩm theo quy định của Nhà nước về nhãn hiệu. Xi măng sản xuất theo TCVN 6260: 1997 là loại xi măng dùng trong xây dựng ( vữa xây dựng, đổ bê tông). Thời hạn bảo hành sản phẩm của TCVN 6260: 1997 là 60 ngày kể từ ngày sản xuất. Dòng chữ in phun màu quý khách thấy trên vỏ bao là mã lô và ký hiệu gồm:
- 3 từ: Ngày sản xuất
- 6 chữ số tiếp theo là ngày sản xuất sản phẩm xi măng tiêu chuẩn
- Tiếp theo là chữ ký của địa điểm giao hàng, khu vực giao hàng và số lượng
VD: NSX120922D12-625 HCM -1068250
- Ngày sản xuất 22/09/2022 (thời gian bảo hành TO 122/11/2022)
- D12: ở đâu và thời gian vận chuyển
- 625 HCM – 1068250: Khu vực phân phối và mã phân phối
Lưu ý bảo quản: Việc bảo quản tốt sẽ giữ cho xi măng có chất lượng tốt nhất và kéo dài thời gian sử dụng hơn. Khi xây dựng bạn nên mua và sử dụng xi măng sớm. Nếu có kho hàng, bạn nên bảo quản xi măng nơi tường và mái có tấm phủ để tránh ẩm, xi măng không cao hơn 10 bao, cách tường ít nhất 20cm.
Các loại xi măng trên thị trường?
Xi măng Holcim
Là thương hiệu nổi tiếng thành lập từ 1994, là nhà đáp ứng nhu cầu xi măng, cốt liệu, bê tông tươi, các phương pháp xây dựng và dịch vụ liên quan. Hoạt động chủ yếu ở phía Nam với 4 nhà máy xi măng kỹ thuật cao, mạng lưới trạm trộn bê tông rộng khắp và văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh.
Xi măng Holcim hiện nay là xi măng insee một thành viên của Tập đoàn Siam City Cement (SCCC)
Xi măng Chinfon
Là loại xi măng phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay. Đây là loại xi măng Pooc lăng hỗn hợp (PCB) thông dụng trên thị trường xây dựng miền Bắc. Loại xi măng này được sử dụng nhiều trong những công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; từ tiến trình đổ móng, cột nhà, sfn nhà, mái nhà cho tới các công tác xây dựng và hoàn thiện.
Chinffon loại xi măng Pooclăng hỗn hợp (PCB) thông dụng trên thị trường xây dựng miền Bắc
Xi măng Cotec
Mặc dù mới có mặt trên thị trường hiện nay nhưng từ 2003 thì thương hiệu xi măng của Cotec đã phổ biến trên thị trường và khá quen thuộc, gặt hái nhiều thành công nổi bật. Sản phẩm của Cotec đang có sức tiêu thụ lớn ở khu vực phía Nam, bao gồm khu vực TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh, Vũng Tàu…
Xi măng Pomihoa
Xi măng Pomihoa là một trong những loại xi măng có dây chuyền thiết bị hiện đại và đạt tiêu chuẩn châu u, với hệ thống tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao. Nhà máy có hai dây chuyền sản xuất công suất 2 triệu tấn xi măng/năm. Và lò nung Clinker công suất 5000 tấn/ngày.
Xi măng Vicem Hoàng Mai
Là nhà máy xi măng có công suất 1,26 triệu tấn Clinker/năm tương đương 1,4 triệu tấn xi măng trên năm, xi măng Vicem Hoàng Mai sản xuất theo phương pháp khô, lò quay do hãng FCB chuyển giao công nghệ và phương pháp đồng bộ. Xi măng đã tận dụng được năng lực của xã hội trong việc xuất sản phẩm và quyền lợi giữa nhà phân phối và nhà sản xuất.
Xi măng Nghi Sơn
Xi măng Nghi Sơn là doanh nghiệp liên doanh giữa tổng doanh nghiệp xi măng Việt Nam với hai tập đoàn đa quốc gia là Taiheiyo xi măng và Mitsubishi. Công ty được thành lập vào năm 1999, đến nay đã trở thành thương hiệu xi măng nổi tiếng nhất cả nước.
Xi măng Nghi Sơn là doanh nghiệp liên doanh giữa tổng doanh nghiệp xi măng Việt Nam
với hai tập đoàn đa quốc gia là Taiheiyo xi măng và Mitsubishi
Xi măng Bỉm Sơn
Đây là nhãn hiệu con voi trở thành niềm tin và niềm tự hào của người Việt. Với hoạt động bền vững và lượng tiêu thụ hơn 10 tỉnh thành trong cả nước, trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp xi măng Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ hơn 27 triệu tấn sản phẩm, được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Xi măng Hà Tiên 1,2
Xi măng Hà Tiên 1,2 đã mang thương hiệu xi măng trải dài khắp Việt Nam và nhiều nhất là ở miền Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu xi măng Hà Tiên đã góp phần xây dựng nên những công trình quy mô lớn từ công trình dân dụng đến công trình công nghiệp.
Xi măng Hà Tiên 1,2 phổ biến nhất là ở miền Nam
Xi măng Sông Gianh
Một trong những loại xi măng chất lượng trên thị trường miền Trung và Tây Nguyên với hơn 25% là xi măng Sông Gianh. Là thương hiệu xi măng sản xuất theo dây chuyền và thiết bị đồng bộ duy nhất tại Việt Nam của Polysius – Đức. Và đến nay, xi măng Sông Gianh đã xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như Australia, , Bangladesh, Indonesia, Philippines với 110% công suất sử dụng so với mức trung bình 72% của toàn ngành. Sản lượng tiêu thụ tăng trung bình trên 30% qua các năm.
Trên đây là những thông tin mà Xuân Lộc Gia Lai muốn cung cấp cho bạn về khái niệm xi măng, đặc điểm và những loại xi măng trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ đem tới những thông tin hữu ích về vật liệu xây dựng đến cho bạn. Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà, hãy liên hệ với Xuân Lộc Gia Lai theo hotline 0905 009 583 để được nhận báo giá xi măng, thiết kế, thi công trọn gói với chi phí cạnh tranh nhất.