Chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ - Top 10 vật liệu nhẹ tốt nhất hiện nay

Chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ – Top 10 vật liệu nhẹ tốt nhất hiện nay

Vật liệu nhẹ là các loại vật liệu có trọng lượng nhẹ sử dụng trong xây dựng, xu hướng đang thịnh hành tại Việt Nam. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu của ngành xây dựng, sự ra đời của vật liệu này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các thiết kế kiến trúc hiện đại. Các nhà nghiên cứu ngày càng cải tiến nhiều mẫu mã, chất liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng. Đồng thời còn là mong muốn giảm những tác động đến môi trường vì những vật liệu này còn có thể tái chế sử dụng, chất liệu gần gũi với con người.

Vật liệu nhẹ trong xây dựng

Vật liệu nhẹ trong xây dựng được ra đời nhờ sự phát triển của công nghệ cao trong sản xuất

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là gì?

Vật liệu xây dựng nhẹ (VLXD nhẹ – Lightweight building materials) có đặc tính bền, nhẹ hoặc siêu nhẹ. Người ta sẽ thay thế các vật liệu nặng truyền thống như trước đây như: Gạch đỏ, gạch xi măng cốt liệu, đổ bê tông, cốt thép, gạch đá thì thay bằng sàn gỗ, ốp tấm cao su, tấm vinyl, khung thép tiền chế cho trần tường, sàn. Tuy nhiên, những loại này làm phát sinh chi phí, mức độ phức tạp. Do đó, nhiều người tìm đến giải pháp xây nhà bằng vật liệu rẻ tiền VLXD nhẹ, giảm thiểu những hạn chế đó.

Xây nhà bằng vật liệu nhẹ là gì

Mặc dù trọng lượng nhẹ hơn nhưng chúng vẫn đảm bảo các đặc tính, kỹ thuật, giảm thiểu chi phí xây dựng. Đặc biệt là các vật liệu xây dựng (VLXD) này còn được sản xuất từ những nguyên liệu sẵn có, tận dụng các chất thải công nghiệp để tái chế. Mẫu mã phong phú và đa dạng khiến kiến trúc sư khôn chỉ thoải mái sáng tạo ra những tác phẩm mới và độc đáo mà còn có thể mang lại giá trị về kinh tế, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Do đó mà ngày nay xu hướng làm nhà bằng vật liệu nhẹ đang ngày càng được ưa chuộng tại các công trình quy mô lớn, nhỏ: nhà dân dụng, thương mại, công cộng.

Những ưu điểm của vật liệu nhẹ

Vật liệu nhẹ mang nhiều ưu điểm vượt trội để hạn chế những nhược điểm của các loại truyền thống.

Trọng lượng nhẹ, dễ thi công

Điểm đặc trưng đầu tiên là trọng lượng của vật liệu nhẹ làm trọng lượng cả công trình giảm xuống rất nhiều. Ví dụ như bê tông có thể nặng lên tới 2400 kg/m3. Thì theo tính toán, người ta nhận thấy trung bình 1 mét vuông sàn bê tông mới sẽ nhẹ hơn 5 đến 7 kg so với sàn bê tông cốt thép. Bạn sẽ thoải mái xây dựng trên nền đất yếu mà không sợ vấn đề sụt, lún, tiết kiệm khoản chi phí lớn.

Trọng lượng nhẹ, dễ thi công

Vật liệu xây dựng nhẹ có tính ứng dụng cao trong nhà ở

Giảm thời gian thi công

So với việc thi công nhà bằng gạch, vữa, xi măng thì tấm bê tông siêu nhẹ chỉ tiêu tốn 1-2 ngày trên 100 mét vuông cho việc lắp ghép. Các vật liệu đã được thiết kế, lắp ghép, đúc sẵn, khi thi công chỉ cần đem đến, lắp đặt theo đúng chuẩn kỹ thuật là có thể đưa vào sử dụng. Thay vì khi đợi một khoảng thời gian để chờ bê tông, gạch khô rắn lại thì đội thi công chỉ cần đem đến, lắp đặt theo chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Cho dù bạn thi công bao nhiêu tầng đi chăng nữa thì thời gian thi công cũng nhanh chóng, được dựng lên từ móng đến “ngọn”, mà không cần làm từng phần như cách làm truyền thống. Đặc biệt, sau thi công không cần phải dưỡng sàn hay đợi khô rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Ưu điểm này rất phù hợp với những công trình mà chủ đầu tư có mục đích sử dụng làm kinh doanh, cho thuê. Vì như vậy sẽ nhanh vào hoạt động, bớt được tiền thuê nhà mà chi phí xây lại hợp lý.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí đầu tư cho nhà thép tiền chế rất phù hợp để chủ đầu tư có thể dành để đầu tư cho hạng mục khác. Mô hình nhà trọ cho thuê thường xuất hiện ở những nơi có quỹ đất rộng quanh chợ, khu công nghiệp, trường đại học. Nếu xây nhà tiền chế thì với phần chi phí còn lại sẽ tiết kiệm dúng làm thêm các phòng nhiều hơn gấp 2. Thậm chí là 4-5 lần. Với cách này vừa nhanh chóng mà tiết kiệm tiền bạc. Tấm Cemboard là vật liệu nhẹ thường dùng cho mô hình nhà trọ là một ví dụ.

vật liệu nhẹ tiết kiệm chi tiết

Thẩm mỹ, độ bền, tuổi thọ cao

Mặc dù là vật liệu nhẹ nhưng thời gian thi công rút ngắn, tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền không hề thua kém cách xây nhà truyền thống. Đặc biệt có thêm các tính năng chống nóng, cách âm và chịu nước cao nhờ vào công nghệ sản xuất xử lý chất liệu ngày càng hiện đại.

4 cách ứng dụng của vật liệu nhẹ trong xây nhà

Thông thường có 4 cách ứng dụng vật liệu nhẹ cơ bản trong xây dựng:

Xây nhà cấp 4 bằng vật liệu mới

Nhà cấp 4 làm bằng bê tông và khung thép tiền chế mới là một trong những cách ứng dụng được nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc điểm của kiểu nhà này là khung thép tiền chế sẽ thay thế cho cột, dầm bằng bê tông cốt thép. Trần, sàn lắp ghép bằng vật liệu nhẹ đúc sẵn như khung thép tiền chế. Khung này sẽ có vai trò tạo hình xương sống cho ngôi nhà. Sau đó, người thợ sẽ ghép sàn, dựng tường và cố định bằng loại keo siêu dính đặc biệt. Tường nhẹ có kết cấu rỗng bên trong nên có thể dễ dàng thi công ống nước, đường điện ngầm. Sau đó, thợ chỉ cần bả sơn hoàn thiện chứ không cần trát lại.

Xây nhà 2 tầng bằng vật liệu nhẹ

Đây là giải pháp xây dựng khi diện tích đất ở thành thị ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, để nới rộng không gian sinh hoạt, xây nhà 2 tầng bằng bê tông siêu nhẹ được nghiên cứu và đặt vào sử dụng. Tuy nhiên, với quy mô 2 tầng thì chủ đầu tư cần chọn nhà thầu thành thạo, chuyên xây nhà cao tầng bằng vật liệu nhẹ, đã hoàn thành các công trình đạt tiêu chuẩn, có thâm niên. Thường là gạch bê tông, tấm bê tông siêu nhẹ. Ngoài ra, gạch đất sét nung cũng được bổ sung vào nhóm kỹ thuật khi thi công nhà 2 tầng tiền chế.

Chỉ sử dụng vật liệu nhẹ riêng cho trần và sàn

Chỉ sử dụng bê tông nhẹ làm sàn, trần là cách làm thường thấy ở các gia đình trong thành phố ưa chuộng. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Theo đó thì các mẫu nhà này sẽ thi công theo các bước như nhà truyền thống là làm móng, đổ cột, xây tường. Duy chỉ có bước đổ trần, làm sàn là khác biệt. Bạn không cần đến thép cốt pha, nguyên vật liệu như cát sỏi, xi măng cho việc đổ trần như thông thường. Chỉ cần chuẩn bị các vật liệu đã đúc sẵn đưa vào thi công. Cách này sẽ tiết kiệm khoản chi phí khá lớn so với việc đổ sàn bê tông.

Gạch ốp lát bằng vật liệu nhẹ

Gạch ốp lát bằng vật liệu nhẹ có tính thẩm mỹ rất cao

Kiểu nhà lắp ghép toàn phần

Đặc điểm của ngôi nhà kiểu này là toàn bộ bộ phận như tường, sàn, dầm, cột đều làm từ vật liệu siêu nhẹ đúc sẵn, chỉ đem vào lắp ghép. Ví dụ như nhà tiền chế thì khung thép sẽ được tính toán kích thước, dựng tường, ghép sàn để tạo hình, cố định bằng loại keo siêu dính đặc biệt để tạo hình cho ngôi nhà. Tường nhẹ có kết cấu rỗng bên trong dùng để thi công ống nước, đường điện ngầm. Bề mặt sau khi xử lý xong sẽ chỉ cần bả sơn hoàn thiện, không cần trát lại.

Chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ

Khi xây nhà cần nắm bắt được bảng giá chi tiết vật liệu xây nhà để giúp bạn lựa chọn những ý tưởng, giải pháp hợp lý nhất.

Nếu muốn tính chi phí xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ, chủ đầu tư cần tính được diện tích nhà cần xây, tính được diện tích tấm bê tông nhân với giá bê tông. Giá bê tông siêu nhẹ thường là 345.000 – 400.000 VNĐ/m2, kích thước tấm 100 x 600 x 1200mm.

Với diện tích ngôi nhà 6×1 có 1 phòng khách, 3 phòng ngủ, 2 toilet, nhà bếp, phòng xem tivi, mức chi phí xây nhà bằng tấm bê tông siêu nhẹ (kích thước 100x600x 1200mm, căn cứ chi phí 1m2 tấm, giá 345.000 VNĐ vào các hạng mục xây dựng dưới đây, kết hợp bảng tính diện tích xác định chi phí xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ:

  • Tường vách trái 27m2: 36,45 tấm
  • Tường vách phải 30,6m2: 41,31 tấm
  • Tường sau 18m2: 24,3 tấm
  • Tường trước nhà 9m2: 12,15 tấm
  • Vách ngăn phòng giữa 30,5m2: 41,31 tấm
  • Vách chia các phòng 48m2: 64,8 tấm
  • Làm hiên thềm 5,1m2: 6,9 tấm
  • Tổng số tấm panel bê tông nhẹ ghép tường: 227,2 tấm
  • Gạch bê tông nhẹ: 125 viên

Như vậy, tổng diện tích bê tông siêu nhẹ là: 168.3 x 345.000 = 58.063.500 VNĐ.

Trong đó, cách tính m2 của tấm bê tông có kích thước dài 1200mm và rộng 600mm là: 1,2 x 0,6 = 0,72 m2. Như vậy, tính quy đổi từ diện tích m2 ra số tấm như sau: Tổng số diện tích m2 chia 0,72 bằng kết quả số tấm cần cho công trình.

Top 12 vật liệu nhẹ giúp xây dựng tốt nhất hiện nay

Dưới đây là top 10 vật liệu giúp xây dựng tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:

Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ là vật liệu tốt nhất hiện nay, có các loại phổ biến ứng dụng rộng rãi là: Bê tông khí chưng áp, bê tông bọt khí, EPS hạt xốp, Cemboard… Phổ biến nhất là bê tông khí chưng áp được phát minh và tồn tại hơn 100 năm trên thế giới, sử dụng nhiều cho các dự án lớn nhỏ.

Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ được đánh giá là vật liệu tốt nhất hiện nay

Gạch siêu nhẹ

Gạch siêu nhẹ là gạch được sản xuất từ bê tông khí chưng áp bằng công nghệ hiện đại. Đặc tính của gạch siêu nhẹ là trọng lượng thấp hơn tới 3 lần so với gạch đỏ thông thường. Nó có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu lực nén tốt, chống cháy.

Tấm bê tông ALC

Là loại tấm bê tông nhẹ được sản xuất từ bê tông khí chưng áp AAC. Tấm bê tông ALC sử dụng cốt thép gia cường tăng khả năng chịu lực và cấp phối hợp lý, trải qua quá trình thử nghiệm: thử tải, khả năng chống cháy, chống nóng, chịu uốn, cách nhiệt vượt trội.

Tấm bê tông nhẹ EPS

Tấm bê tông nhẹ EPS là vật liệu bê tông siêu nhẹ có dạng tấm panel lắp ghép khá giống với tấm bê tông ALC nhưng điều khác biệt là ở vật liệu và công nghệ sản xuất. Tấm bê tông EPS là hỗn hợp bê tông trộn cùng hạt xốp EPS (hạt xốp nhẹ, tăng thể tích, giảm tổng trọng lượng, tăng tính năng cách nhiệt, chống nóng).

Bê tông nhẹ EPS

Bê tông nhẹ EPS

Tấm bê tông nhẹ Cemboard

Cemboard là tấm xi măng cốt sợi siêu nhẹ. Chiều dày mỏng chỉ từ 10-20mm, kích thước khổ rộng. Trọng lượng tấm Cemboard thấp nên dễ dàng vận chuyển, thi công lắp đặt, có khả năng chịu nước, chống ẩm mốc, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống mối mọt.

Tấm thạch cao

Tấm thạch cao linh hoạt trong việc điều chỉnh cao độ, kích thước theo bảng thiết kế làm trần nhà. Chi phí tấm thạch cao vừa rẻ, còn dễ dàng thi công và đảm bảo thẩm mỹ.

Tấm vách thạch cao

Tương tự thạch cao làm trần, thạch cao làm vách cũng có khả năng chịu lực, đảm bảo thẩm mỹ, bền, chịu nước, chống ẩm tốt đặc biệt với loại Cement board.

Tấm sàn gỗ siêu nhẹ

Nếu bạn xây nhà bằng vật liệu nhẹ thì nên hạn chế dùng gạch lát nền. Nhằm giảm tải trọng lên sàn. So với gạch lát nền thì đây chính là giải pháp hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn thân thiện với môi trường và sức khỏe, kết hợp với căn nhà để tạo cảm giác tự nhiên, sang trọng.

Tấm sàn tre Bamboo

Sàn tre được sử dụng đối với khu vực phòng tập Yoga, khu giải trí nhảy múa… vừa tạo không gian tự nhiên, thông thoáng mà còn hài hòa về kiến trúc. Mặt sàn tre sáng bóng toát lên vẻ đẹp sang trọng, cảm giác mát mẻ trong những điều kiện thời tiết nóng bức, đặc biệt là ở Việt Nam.

Tấm nhựa Vinyl

Tấm nhựa Vinyl hay còn gọi là sàn cao su, rất đa dạng về màu sắc, bề mặt giống đá, màu gỗ, thảm… mà tạo tính thẩm mỹ cao cho tường. Bạn sẽ khá khó để phát hiện sự khác nhau giữa Vinyl và vật liệu thật.

Tấm nhựa Vinyl

Tấm nhựa Vinyl là vật liệu xây dựng nhẹ phổ biến

Tấm sàn cao su Rubber

Sàn cao su Rubber cũng là một vật liệu được ưa chuộng và nhẹ, thi công nhanh mà vẫn giữ được khả năng chất tải của sàn. Các loại sàn này thường được sử dụng tại các khu vực như phòng gym, phòng chứa các vật nặng…

Vật liệu từ tre nứa

Tre nứa được đưa vào thiết kế cho kết cấu tường vách trang trí thường thấy hiện nay. Điểm nhấn là vẻ đẹp tự nhiên, đường cong của tre nứa mang đậm tính nghệ thuật. Tuy là mộc mạc nhưng lại có sức hút rất lớn mà còn mang tới sức sống tràn ngập.

Ngoài những loại này, bạn có thể tham khảo thêm Xây nhà cấp 4 bằng vật liệu mới như Graphene, bê tông màu xanh lá cây, sợi carbon balsa, tơ nhện tổng hợp, gỗ được cải thiện, vật liệu không phá vỡ hoặc có khả năng tự phục hồi và làm sạch…

Vật liệu mới

Vật liệu mới có khả năng tự phục hồi và làm sạch

Xu hướng ngày nay sử dụng các vật liệu mới để phát triển sự sáng tạo, công năng và giảm tác hại ra môi trường. Trên đây là những VLXD nhẹ mà Xuân Lộc Gia Lai tổng hợp được có thể ứng dụng vào xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, trước khi xây dựng bạn nên tùy theo thiết kế và vị trí địa lý nhà ở mà việc sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ đúng cách.

Bạn nên trao đổi và tính toán chi tiết với đơn vị thiết kế thi công để việc thi công hiệu quả, an toàn nhất. Xuân Lộc Gia Lai hy vọng đã phần nào gửi đến bạn những thông tin cụ thể nhất về VLXD nhẹ, thêm những lựa chọn phương án xây dựng phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Xuân Lộc Gia Lai qua hotline 0905 009 583 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905 009 583