Vật liệu bê tông là gì? Có bao nhiêu loại bê tông và báo giá mới nhất

Vật liệu bê tông là gì? Có bao nhiêu loại bê tông và báo giá mới nhất

Để có công trình bền vững và an toàn, bê tông là vật liệu liên kết không thể thiếu được. Bê tông được tạo ra để xây dựng móng, cột, dầm, tấm và các yếu tố chịu tải khác trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Tỷ lệ xi măng được kỹ sư và thợ xây dựng chọn chỉnh chính xác để tạo sức liên kết chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho mọi công trình. Vậy cụ thể bê tông là gì? Thành phần bê tông và các bước thi công bê tông như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn, thuận tiện trong việc giám sát trong quá trình xây nhà.

Vật liệu bê tông

Bê tông là gì?

Bê tông là loại vật đá nhân tạo nhận được bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc một hỗn hợp theo tỷ lệ hợp lý. Bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu (đá sỏi, cát, xi măng) và phụ gia. Hỗn hợp bê tông phải đảm bảo sao cho một thời gian rắn chắc phải đạt được những tính chất như cường độ, độ chống thấm… Hỗn hợp nguyên liệu mới trộn được gọi là hỗn hợp bê tông hay bê tông tươi. Hỗn hợp bê tông một thời gian sau khi cứng rắn lại sẽ chuyển sang trạng thái đá gọi là bê tông.

Bê tông là gì

Sau một thời gian, hỗn hợp trở nên cứng rắn lại, chuyển sang trạng thái đá đó gọi là bê tông

Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là khung chịu lực. Hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu, như chất lấp đầy khoảng trống, liên kết các hạt cốt liệu. Sau khi cứng rắn, hồ chất kết dính gắn kết các hạt cốt liệu thành khối đồng nhất và đó được gọi là bê tông.

Bê tông có đặc điểm là giòn, cường độ chịu nén lớn, cường độ chịu kéo thấp. Để khắc phục nhược điểm này, thợ sẽ đặt cốt thép vào tăng độ chịu kéo của bê tông trong các kết cấu chịu kéo, chịu uốn. Các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép bao gồm bê tông và cốt thép nên có lực bám dính tốt, hệ số dãn nở nhiệt xấp xỉ nhau. Loại này được gọi bê tông cốt thép.

Bê tông được làm từ vật liệu gì?

Bê tông xây dựng được tạo ra từ hỗn hợp các vật liệu gồm:

Xi măng

Xi măng là thành phần kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo ra cường độ của bê tông, Chất lượng cùng hàm lượng xi măng chính là yếu tố quan trọng quyết định cường độ chịu lực của bê tông. Khi sử dụng xi măng chế tạo bê tông, chọn mác xi măng là bước quan trọng bởi nó vừa đảm bảo bê tông đạt mác thiết kế mà vừa đảm bảo yêu cầu kinh tế.

Trong trường hợp dùng xi măng mác thấp để tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng cho 1m3 bê tông sẽ nhiều, không đảm bảo kinh tế. Và ngược lại, nếu dùng xi măng mác cao chế tạo bê tông mác thấp thì lượng xi măng cho 1m3 bê tông rất ít, không đủ liên kết hỗn hợp, gây ảnh hưởng chất lượng bê tông. Vì vậy phải cân nhắc tỷ lệ mác xi măng phù hợp khi tạo bê tông.

Nước

Trong quá trình trộn bê tông không thể thiếu nước. Nước là thành phần giúp xi măng phản ứng tạo ra sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ bê tông tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng. Nước dùng cho bê tông là nước máy, nước giếng. Các loại như nước đầm, ao, hồ, nước cống rãnh, chứa dầu mỡ, đường, nước có độ pH <4, chứa sunfat lớn hơn 0,27%, lượng hợp chất hữu cơ vượt quá 15 mg/l, độ pH <4 hoặc > 12,6, tổng hàm lượng ion natri, kali không lớn hơn 1000mg/l.

Cát

Cát là cốt liệu nhỏ cùng với xi măng, nước tạo ra vữa xi măng để lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn tạo ra khối bê tông đặc, rắn chắc. Loại cát dùng chế tạo bê tông là cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo cỡ hạt từ 0,14-5mm. Bên cạnh đó phải đảm bảo độ lớn, hàm lượng tạp chất. Tiêu chuẩn cát: Không nên sử dụng cát mịn, cát bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, lẫn nhiều tạp chất, nên sử dụng cát dành riêng cho bê tông loại hạt to và ít lẫn hàm lượng tạp chất.

Đá sỏi

Đá là cốt liệu lớn dùng cho bê tông, hỗn hợp các loại cốt liệu có kích thước từ 5mm đến 70mm, nguồn gốc đá tự nhiên hoặc đá nhân tạo. Trong hỗn hợp bê tông, đá chiếm 85-90% thể tích khô. Đá ứng dụng cho bê tông là đá 1×2, 20mm. Đá phải chứa ít hạt thoi, dẹt. Các hạt này chịu lực kém, dễ gãy vỡ. Đá dùng cho bê tông thường độ hút nước không >10%, đá dùng cho bê tông thủy công, độ hút nước không lớn hơn 5%, đá dùng cho bê tông cốt thép, độ hút nước không > 3%. Nên rửa đá khi làm bê tông sàn, mái, các hạng mục chống thấm và nơi cần cường độ cao.

Đá sỏi trộn bê tông

Đá là cốt liệu lớn tạo nên độ chịu lực của bê tông

Phụ gia

Phụ gia là chất bổ sung vào bê tông hoặc vữa để cải thiện tính chất của bê tông hoặc vữa: Cải thiện tính chất, khả năng làm việc của bê tông, đẩy nhanh quá trình đông kết, bảo dưỡng bê tông, cải thiện khả năng chống thấm, độ bền, tránh co ngót, màu sắc bê tông, giảm sự mất nước của bê tông.

Các loại bê tông

Tùy theo thành phần và cấu trúc mà người ta có thể phân loại bê tông như sau:

  • Theo dạng kết dính: Bê tông xi măng, bê tông silicat, bê tông thạch cao, bê tông kết dính hỗn hợp, bê tông polime hay dùng chất kết dính đặc biệt.
  • Theo khối lượng thể tích:
    • Bê tông nhẹ (ρv = 500 – 1800 kg/m3): gồm bê tông nhẹ cốt liệu rỗng, bê tông tổ ong, hỗn hợp chất kết dính (nước, cấu tử silic nghiền mịn và chất tạo rỗng) và bê tông hốc lớn.
    • Bê tông siêu nhẹ: cũng là bê tông tổ ong và bê tông cốt liệu rỗng những pv <500kg/m3. Bê tông khí chưng áp cũng là một loại bê tông siêu nhẹ.
    • Bê tông tương đối nặng (ρv = 1800 – 2200 kg/m3), dùng chủ yếu cho kết cấu bê tông chịu lực.
    • Bê tông nặng (ρv = 2200 – 2500 kg/m3) chế tạo từ cát, sỏi, đám thông thường dùng cho kết cấu chịu lực.
    • Bê tông đặc biệt nặng (ρv > 2500kg/m3): chế tạo từ cốt liệu đặc biệt và dùng cho những kết cấu đặc biệt

Bê tông nhẹ thường sử dụng làm các loại tường ngoài, tường ngăn, vách ngăn

  • Theo dạng cốt liệu phân ra bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt (chống phóng xạ, chịu axit, chịu nhiệt).
  • Theo công dụng:
    • Bê tông dùng trong kết cấu bê tông cốt thép
    • Bê tông thủy công
    • Bê tông cho lát mặt đường, vỉa hè, sân bay
    • Bê tông dùng cho kết cấu bao che (thường là bê tông nhẹ)
    • Bê tông có công dụng đặc biệt

Một số loại bê tông đặc biệt

Tham khảo chi tiết thêm các loại bê tông đặc biệt hiện nay:

  • Bê tông nhẹ: có khối lượng thể tích từ 300-1800kg/m3 và cường độ nén từ 15-500kg/cm2. Loại bê tông nhẹ phổ biến nhất thường từ 90-1400kg/cm3 và cường độ nén 50-200kg/cm2. Dùng cho tường ngoài, tường ngăn, trần ngăn để giảm bớt khối lượng công trình và là loại bê tông chịu nhiệt, cách nhiệt tốt.
  • Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng: Được làm từ xi măng pooclăng thường, xi măng pooclăng xỉ, xi măng pooclăng rắn nhanh, cốt liệu chủ yếu là cốt liệu rỗng vô cơ hoặc hữu cơ.
  • Bê tông khí: Được tạo từ hỗn hợp xi măng pooclăng, cát thạch anh nghiền mịn, tro nhiệt điện, xỉ lò cao nghiền mịn và chất tạo khí. Loại này nhẹ, độ dẫn nhiệt thấp (bê tông chịu lửa), chịu lực tốt.
  • Bê tông bọt: Được làm từ hỗn hợp vữa xi măng và hỗn hợp bọt như  alumo sunfo naftan, keo nhựa thông và các chất tạo bọt tổng hợp. Loại này khả năng cách nhiệt kém hơn loại bê tông khí.
  • Bê tông bền axit: Khá bền vững với axit đậm đặc, kém bền vững với dung dịch kiềm Nước có thể phá hủy bê tông bền axit trong vòng 5-10 năm.
  • Bê tông cường độ cao siêu dẻo: Được cho thêm phụ gia siêu dẻo vào hỗn hợp bê tông làm tăng độ linh động của dung dịch huyền phù và tăng tính nhớt của bề mặt các hạt xi măng, giảm lượng nước dùng, do đó cải thiện được cấu trúc vi mô.
  • Bê tông cường độ cao: Là loại bê tông có khả năng chịu lực rất cao mà còn có độ sụt lớn dựa trên cơ sở sử dụng muội silic và chất siêu dẻo.

Cấp độ bền của bê tông

Cấp độ bền của bê tông được ký hiệu là B: là giá trị cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn với đơn vị tính là MPa. Cấp độ bền bê tông được quy định, dựa trên tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép mới nhất.

  • TCVN 5574-2012 được thay thế cho tiêu chuẩn cũ TCVN 5574-1991
  • Trong tiêu chuẩn mới TCVN 5574-2012 quy định các loại cấp độ bền trong bê tông gồm: B3.5, B5, B7.5, B10, B12.5, B15, B20, B25, B30, B40, B45, B50, B55, B60.

Bảng kiểm tra cường độ chịu nén và chịu kéo của bê tông

Cường độ tiêu chuẩn bê tông

Cường độ tính gốc bê tông

Bảng kiểm tra modun đàn hồi của bê tông

modun đàn hồi của bê tông

Báo giá bê tông tươi mới nhất

Cường độ mác bê tông Độ sụt ĐVT Đơn giá (đ/m3)
Bê tông tươi mác 150 10±2 m3 1.080.000
Bê tông tươi mác 200 10±2 m3 1.130.000
Bê tông tươi mác 250 10±2 m3 1.180.000
Bê tông tươi mác 300 10±2 m3 1.240.000
Bê tông tươi mác 350 10±2 m3 1.300.000
Bê tông tươi mác 400 10±2 m3 1.350.000
Tăng độ sụt +2 m3 25.000
Phụ gia đông kết nhanh R7 m3 70.000
Phụ gia đông kết nhanh R4 m3 130.000
Phụ gia chống thấm B6 m3 80.000
Phụ gia chống thấm B8 m3 90.000
Bơm < 25m3 Ca 2.500.000
Bơm > 25m3 m3 95.000

Lưu ý đây là bảng giá tham khảo chung cho thị trường TPHCM. Giá của bê tông tươi ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: khu vực, xa trạm hay gần trạm, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, loại mác bê tông nào có độ chịu nén ra sao, có phụ gia đi kèm hay không. Và mỗi quận, huyện tại TPHCM đều có mức giá khác nhau. Vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu xây dựng và mua bê tông tươi hoặc khoan cắt bê tông, đục phá bê tông cũ, hãy liên hệ với Xuân Lộc Gia Lai qua hotline 0905 009 583, để được hỗ trợ báo giá trọn gói thi công, báo giá bê tông, và cung ứng nguồn nguyên liệu chất lượng cao, giá thành tốt nhất cụ thể cho từng công trình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905 009 583