Vấn đề thiết kế nhà xưởng, thi công nhà xưởng nhà tiền chế để phục vụ sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay. Vì ưu điểm vượt trội về đầu tư, chi phí, thời gian, công sức đều rất khả thi không chỉ với doanh nghiệp vừa, nhỏ mà còn tối ưu cho những doanh nghiệp quy mô lớn. Theo dõi bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nhà xưởng và tham khảo một số mẫu đẹp phổ hiện nay.
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp, có diện tích và quy mô lớn. Mỗi nhà xưởng tập trung nhiều máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực như một nhà máy sản xuất nhằm phục vụ cho một hoặc nhiều quy trình sản xuất, gia công và chế biến nhất định. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn có diện tích lớn có thể bảo quản hàng hóa, di chuyển đến các khu vực bộ phận khác như nhà phân phối, khu công nghiệp ra thị trường. Đặc trưng nổi bật của nhà xưởng là chi phí thấp, công năng cao, có thể thay đổi kích thước hoặc địa điểm xây dựng dễ hơn các kiểu nhà máy xây có quy mô lớn.
Nhà xưởng thép tiền chế là gì?
Nhà xưởng thép tiền chế hay còn gọi là nhà xưởng tiền chế, là kiểu nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay. Kiểu nhà này được thiết kế xây dựng mà hệ khung chính như cột, kèo, vì kèo, dầm… được chế tạo từ thép tổ hợp hoặc thép hình thay vì bê tông cốt thép như thông thường. Quy trình xây dựng, lắp đặt sẽ được thực hiện theo các bản vẽ thông qua 3 quy trình:
- Lên bản vẽ thiết kế kỹ thuật
- Thực hiện công đoạn gia công cấu kiện bằng thép
- Thực hiện tiến hành lắp ráp hoàn thiện
Quy trình xây dựng nhà xưởng
Quy trình xây dựng nhà xưởng gồm 2 giai đoạn chính là thiết kế và thi công. Sau đây là những thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp xây dựng đúng chuẩn và nhanh chóng:
Các bước thiết kế
- Khảo sát để đưa ra phương án xây dựng: Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát địa điểm, mặt bằng và đưa ra các phương án thiết kế, chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế bản vẽ sơ bộ cho nhà xưởng: Sau khi khảo sát và đưa ra phương án xây dựng, các kiến trúc sư và kỹ sư sẽ thể hiện các ý tưởng bằng bản vẽ cụ thể. Trong đó gồm toàn bộ mặt bằng quy hoạch, từng hạng mục và bản phối cảnh 3D của dự án.
- Lên bản vẽ chi tiết và dự trù kinh phí xây dựng: Đến giai đoạn này, chủ đầu tư và chủ thầu sẽ thống nhất phương án thi công. Bản vẽ thi công sẽ hoàn thành.
Các bước xây dựng thi công
- Tiếp nhận và bảo quản vật tư xây dựng: Đơn vị thi công cần tiếp nhận các loại vật tư đúng theo số lượng và chất lượng được yêu cầu trong phần dự toán xây dựng. Sau đó, vật liệu được vận chuyển vào kho và bảo quản cẩn thận.
- Thi công nền nhà xưởng: Đây là bước quan trọng không thể thiếu. Nền móng nhà xưởng được thực hiện đúng đầy đủ các bước sau: San lấp đất nền, định vị trục tim, đào móng hàng rào, thi công móng & đà kiềng, lu lèn nền đất, lu nền đá cho xưởng, thi công nền xưởng.
Các lưu ý quan trọng khi thi công nhà xưởng, thép tiền chế công nghiệp
Một trong những yêu cầu cơ bản và được ưu tiên đó là vấn đề về chất lượng và công năng của nhà xưởng. Vì thế, khi thiết kế và thi công, nhà đầu tư sẽ cần phải lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo an toàn xây dựng: Đối với nhà xưởng, tính an toàn được đặt lên hàng đầu. Hệ thống kết cấu khi thi công rất dễ biến dạng, nhất là giai đoạn đầu lắp dựng. Do đó, nhà thi công chuyên nghiệp sẽ luôn lưu ý kết cấu đã liên kết chắc chắn hay chưa. Phòng bị cho những yếu tố tác động bên ngoài như hiện tượng xiêu vẹo, biến dạng cho thời tiết, tuổi thọ nguyên vật liệu. Ngoài ra, cần phải đảm bảo an toàn lao động, trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ khi lao động.
- Đảm bảo đầy đủ các khu vực chức năng. Không chỉ chú trọng đến vấn đề diện tích, công năng mà nhà xưởng phải có những khu vực làm việc riêng. Khu vực nhà xưởng cần riêng so với văn phòng làm việc để đảm bảo chất lượng công việc.
- Đảm bảo tối ưu quy mô và diện tích: Thông thường, một dự án mô hình nhà xưởng cao tầng sẽ có chiều cao trần từ 3,5-4,5m. Tải trọng sàn dao động từ 600kg – 1 tấn/m2.
- Tận dụng nguồn ánh sáng, thông gió tự nhiên: Hạn chế dùng bóng đèn hay các thiết bị điện trong nhà xưởng. Mà thay vào đó là khéo léo sáng tạo giữa mô hình nhà sản xuất và hệ sinh thái.
- Đảm bảo thẩm mỹ: Ngoài các yêu cầu trên, chủ đầu tư còn cần quan tâm tới tính thẩm mỹ. Sự tinh tế trong thiết kế cũng một phần giúp nâng cao chất lượng làm việc, mà còn vừa đảm bảo độ bền, sự hợp lý của thiết kế.
Chi phí thi công nhà xưởng trọn gói
Để biết đơn giá thi công nhà xưởng chính xác, chủ đầu tư nên liên hệ trực tiếp để nhận được tư vấn, thiết kế và thi công. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm tính chi phí xây dựng nhà xưởng trọn gói giúp bạn có cái nhìn tổng quan, dự trù trước phần chi phí này.
Đơn giá áp dụng
Đơn giá thường dao động từ 1.600 vnđ/m2 – 2.500.000 vnđ/m2 tùy thuộc vào diện tích, quy mô nhà xưởng, ngành nghề, khung kèo cột và nền nhà xưởng. Và mỗi công ty cũng sẽ có bảng báo giá khác nhau, tùy vào diện tích thi công cũng như nguồn cung ứng vật liệu, nhân công, điều kiện thi công…
Chi phí xây nhà xưởng 1000m2, chi phí nhà xưởng 500m2, chi phí xây nhà xưởng 200m2
Đối với nhà xưởng đơn giản có diện tích nhỏ hơn 1500m2, chiều cao tối đa là 7,5m. Đơn giá xây dựng nhà xưởng dao động từ 1.800.000 – 2.000.000 vnđ/m2.
Đơn giá xây dựng nhà xưởng loại không đổ bê tông
So với 2 loại trên thì đơn giá loại đơn giản nhất này chỉ từ 450.000 – 1.200.000 vnđ/m2.
Chủ đầu tư chỉ cần lấy đơn giá nhân với diện tích là có thể dự toán sơ bộ về chi phí xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, còn tùy vào diện tích, mẫu nhà, công năng đặc biệt, địa điểm, quy mô, mẫu, giá vật tư và thời điểm xây dựng có thể làm thay đổi lại chi phí xây dựng nhà xưởng.
Trong đó, các vật tư sử dụng gồm có:
- Móng cọc
- Đóng cọc tràm
- Phá dỡ bê tông đầu cọc
- Đào đất nền thủ công
- Đào đất bằng cơ giới
- Đắp đất nền thủ công
- Đắp đất cơ giới
- Nâng nền bằng cát san lấp
- Nâng nền bằng cấp phối
- San đổ đất dư
- Bê tông lót đá
- Bê tông đá
- Ván khuôn kết cấu thường
- Ván khuôn kết cấu phức tạp
- Gia công lắp đặt cốt thép xây dựng
- Xây tường gạch ống
- Trát tường ngoài
- Trát tường trong
- Bả bột sơn nước
- Sơn nước vào tường
- Chống thấm theo quy trình công nghệ
- Vách ngăn thạch cao
- Khung
- Giằng
- Xà gồ C
- Tole hoa
- Sàn cemboard
- Lợp mái tole
5 kiểu nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay
Nhà xưởng thép tiền chế
Toàn bộ kết cấu thép như cột trụ, khung kèo, xà gồ… được gia công sẵn tại nhà máy kết cấu theo bản vẽ thiết kế trước. Sau đó lắp dựng tại công trường được diễn ra nhanh chóng. Kiểu nhà thép tiền chế này được sử dụng rất phổ biến hiện nay cũng nhờ tính tiện dụng, tối ưu cả chi phí và thời gian thi công.
Nhà xưởng bê tông cốt thép
Phức tạp hơn kiểu nhà thép, nhà bê tông cốt thép được xây dựng phần cột, móng, dầm bằng bê tông và thép. Hai vật liệu này khi kết hợp với nhau sẽ chịu ứng suất kéo. Phần tường và vách ngăn sẽ xây dựng bằng gạch và vữa với độ dày từ 10-20cm.
Nhà xưởng nhiều tầng
Đây là giải pháp tối ưu để mở rộng không gian theo chiều thẳng đứng. Nếu so với việc mở rộng nơi làm việc sang các khu vực khác gần kề hoặc thậm chí phải di dời cơ sở sản xuất đến một địa điểm xa hơn, nhà xưởng nhiều tầng giúp chủ đầu tư tiết kiệm đáng kể ngân sách xây dựng.
Nhà xưởng kết hợp văn phòng
Thay vì tách biệt 2 phân khu rõ rệt: văn phòng điều hành và nhà xưởng thì việc kết hợp chúng lại trên cùng một công trình đang là sự lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Chủ đầu tư sẽ tiết kiệm đáng kể diện tích xây dựng mà vẫn đáp ứng được công năng sử dụng cần thiết.
Nhà xưởng đi kèm hệ sinh thái
Là dạng nhà xưởng tích hợp thêm các yếu tố sinh thái như trồng cây xanh, xây hồ nước trong khuôn viên nhà xưởng tạo sự thư giãn cho công nhân viên. Chính vì lẽ đó mà nhà xưởng đi kèm hệ sinh thái là xu hướng được rất nhiều chủ doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay. Nhà xưởng này được thực hiện qua 4 công đoạn chính gồm: thiết kế, xây dựng nhà xưởng, thi công cảnh quan cây xanh hoặc hồ nước và hoàn thiện.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm Tổng thầu xây dựng nhà xưởng giàu kinh nghiệm và uy tín, hãy liên hệ với https://xuanlocgialai.com/ để được biết bảng báo giá thiết kế – thi công nhà xưởng, báo giá nhân công chi tiết hơn. Xuân Lộc Gia Lai là sự lựa chọn hàng đầu với chất lượng tốt nhất, chi phí cạnh tranh phù hợp mọi công trình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ 0905 009 583.