Phong cách thiết kế hình học - Phong trào nghệ thuật Geometric

Phong cách thiết kế hình học – Phong trào nghệ thuật Geometric

Phong cách thiết kế hình học là kiểu kiến trúc ưu tiên những đường nét hình khối có góc cạnh cơ bản, tập trung vào mở rộng không gian, tạo sự cân bằng để tối ưu hóa diện tích. Vào mỗi thời kỳ, phong cách hình học lại có những mới mẻ, hội tụ những tinh hoa của cuộc sống để hòa vào nhịp thở của thời đại. Các công trình Neo – Geo càng có tính thẩm mỹ cao, góp phần làm nên những công trình độc đáo.

Phong cách thiết kế nội thất Geometric

Phong cách hình học – Nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thiết kế

Phong cách hình học hay còn gọi bằng cái tên phong cách Neo – Geometric, viết tắt là Neo – Geo, là hình thức nghệ thuật thị giác, nghệ thuật hình khối. Nhà thiết kế sẽ sử dụng các góc cạnh của khối, mảng hình học để áp dụng. Chúng không liên quan đến thế giới tự nhiên. Điểm nổi bật của phong cách này là những mảng thô, đường nét và kết cấu góc cạnh thống nhất với nhau, kết nối chặt chẽ. Trong một tính toán công bằng, vẻ đẹp của các mảng khối này có tỷ lệ vàng trong thiết kế.

Phong cách nội thất hình học

Geometric lấy cảm hứng từ các khối hình học từ đơn chiều đến đa chiều. Từ các góc cạnh sắc nhọn, mạnh mẽ như thể hiện cá tính của chủ nhân không gian và tính độc đáo của thiết kế. Ngày nay, các thiết kế này vẫn được duy trì và phát triển rộng rãi từ trang trí nội đến ngoại thất. Từ trang trí tường, trần, sàn cho tới các vật dụng nội thất như tủ, kệ, bàn ghế… Hiện nay, các hình học càng trở nên cá tính hiện đại.

Những khối hình học rất đa dạng và dường như là vô tận trong thế giới thiết kế. Chúng có thể biến đổi muôn hình vạn trạng, tạo ra rất nhiều đường nét cho nội thất và thiết kế khác nhau. Ngoài ra, Neo – Geometric nghe có vẻ khô cứng không có nét quyến rũ. Nhưng chỉ cần có sự sáng tạo thì chúng lại trở thành những thiết kế mềm mại đến bất ngờ.

Chủ nghĩa hình học Neo – Geo bắt đầu từ đâu và khi nào?

Chủ nghĩa Geometric xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1980. Đây là một phong trào nghệ thuật vô định hình thành từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Nhiều di sản kiến trúc của các nền văn minh lịch sử như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập từ thời cổ đại.

Theo thời đại, người ta sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa Neo – Geometric. Trong đó, Neo dùng để chỉ sự mới mẻ và sáng tạo. Còn Geometric dùng để chỉ hình học. Nó là loại hình nghệ thuật thị giác sử dụng các dạng hình học đơn giản. Trên nhiều khía cạnh, Neo – Geo dựa trên những ảnh hưởng trước đó của Nghệ thuật tối giản Minimalist. Vì vậy, Neo – Geo còn được biết đến với cái tên Neo – Minimalism. Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng Abstract Expressionism cộng thêm những nhân tố như Pop Art, Op Art và Conceptual Art.

Công trình Neo – Geometric nổi tiếng và trở thành di sản của thế giới chắc chắn bạn đã biết đó là kim tự tháp Ai Cập được biết nằm ở Saqqara phía tây bắc Memphis. Kiến trúc của công trình nổi tiếng lâu đời này được ghi nhận do kiến trúc sư Imhotep thiết kế theo phong cách hình học. Công trình gồm các bậc nhỏ dần từ dưới lên như biểu thị chiếc cầu hang khoogn lồ để các vị Pharaoh bước lên thiên đường.

Nét đặc trưng độc đáo trong phong cách Neo – Geometric

Nét độc đáo chung mà phong cách thiết kế Neo – Geometric sở hữu đó là các khối hình học được sắp xếp khoa học, tạo hiệu ứng thị giác. Cùng đó là sự kết hợp hài hòa cùng với các gam màu, bố cục khác nhau.

Thiết kế tinh gọn, tối giản

Đặc trưng phải kể đến trong phong cách Neo – Geo đầu tiên là tập trung vào tính tối giản. Cùng thiết kế tinh gọn với các hình thù cơ bản như vuông tròn, tam giác hoặc đôi khi là đường thẳng xuyên suốt.

Kết hợp các mảng hình khối

Neo – Geometric mang tính ứng dụng cao vì nổi bật được nét hiện đại mạnh mẽ nhưng pha thêm tính mềm mại. Phong cách tạo nên không gian hoàn hảo khi phối hợp giữa khối góc cạnh nhiều màu sắc.

Neo – Geometric Kết hợp các mảng hình khối

Bố cục sắp xếp độc đáo

Một trong những yếu tố làm nên sự hoàn chỉnh cho phong cách hình học là nhờ vào bố cục sắp xếp. Nó tập trung loại bỏ các chi tiết không cần thiết và chú trọng vào những yếu tố cần thiết nhất giúp không gian rộng hơn. Hình khối vuông, góc cạnh còn tạo nên sự cân đối và cấu trúc cho không gian chung. Tuy nhiên, các nhà thiết kế cũng cân nhắc kích thước và vị trí của không gian trống xung quanh khiến không gian trở nên thiếu hài hòa và rối mắt.

Vật liệu sử dụng trong phong cách

Do ảnh hưởng của xu hướng Minimalism và Pop Art nên Neo – Geometric có tính chất công nghiệp rõ nét khi sử dụng vật liệu gỗ, kim loại, thủy tinh và nhựa. Các vật liệu kim loại gồm có như thép không gỉ, đồng, sắt… chắc chắn bóng bẩy phù hợp làm bàn ghế, tủ kệ, đèn thả. Gỗ hình học với đường nét đơn giản và gọn nhẹ có tính bền cao cũng đặc biệt được ưa chuộng. Gỗ còn được sử dụng dùng làm ván ốp trang trí trên các bức tường theo dạng hình học, xương cá, sole tạo điểm nhấn sang trọng. Vật liệu thủy tinh dạng trong suốt, nhiều màu sắc dùng làm vách tường, đèn, ly chén, bàn ghế… tăng tính xuyên suốt, nới rộng không gian.

Màu sắc phong phú rực rỡ

Hệ màu sử dụng trong phong cách hình học bao gồm trắng, xám, đen và màu sáng như đỏ, xanh lá cây và vàng. Trong đó, Neo – Geometric lấy hai màu sắc trắng và đen là hai màu chủ đạo được sử dụng để tạo sự tương phản mạnh mẽ. Ngoài ra, Neo – Geometric còn sử dụng các tone trầm hơn như màu be, xám, nâu để phù hợp những không gian cần sự ấm áp và tự nhiên.

Tính ứng dụng cao trong phong cách thiết kế nội thất Neo – Geometric

Các công trình hiện nay vẫn sử dụng các phong cách Neo – Geometric. Vì kiến trúc sư có thể nếu được tính toán các khối hình học hợp lý sẽ tạo ra các công trình kiến trúc rất độc đáo mới lạ.

Phòng khách

Phòng khách là nơi đón tiếp khách tới nhà và để sinh hoạt thư giãn. Do đó, nội thất phòng khách cần phải vừa thể hiện được phong cách bản thân mà vừa hài hòa về không gian. Các dạng hình khối sẽ gồm có kệ tivi, tủ trang trí cùng kính để trưng bày quần áo, trang sức, đồng hồ, tủ bếp, gương, đèn thả hoặc tranh treo tường cực kỳ ấn tượng, sáng tạo. Đối với phòng khách, có thể sử dụng các màu sắc có độ tương phản mạnh như màu vàng, đen. Căn phòng sẽ trở nên sang trọng đậm chất nghệ thuật. Sự sáng tạo được thể hiện rõ nét.

phòng khách  Neo – Geometric

Phòng bếp

Phòng bếp sử dụng nội thất có bề mặt hình vuông, tam giác hoặc lục giác… kết hợp với các gam màu trẻ trung sẽ làm tăng vẻ đẹp hiện đại. Việc áp dụng các khối hình sắp xếp tạo thành các món nội thất cũng đem lại vô vàn tiện ích khác. Vật liệu nội thất cho bếp là khung sắt, gỗ bền bỉ.

Phòng ngủ

Với phòng ngủ, gia chủ nên kết hợp giữa tủ, tranh tường và đèn trang trí để tạo nên bức tranh tổng thể êm ái. Phòng ngủ nên sử dụng các gam màu ấm hoặc nhẹ nhàng như trắng, kem be, nâu. Những bức tranh nghệ thuật tưởng chừng đơn giản như hình khối và màu sắc trắng sáng sẽ là không gian tuyệt vời để bạn muốn trở về nhà mỗi ngày.

Thiết kế Neo – Geo chưa bao giờ hết đẹp bởi những độc đáo và mới mẻ. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp hay La mã đều để lại di sản kiến trúc qua hàng ngàn năm. Hay đền đài vĩ đại với vẻ đẹp hình học có tỉ lệ được tính toán vô cùng hợp lý. Để lại những kiệt tác, Neo – Geo chính là một khía cạnh nghệ thuật rất hấp dẫn.

Vừa rồi, những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng một trong số đó sẽ đem đến cho bạn những góc nhìn thú vị trong một tổng thể không gian Neo – Geo. Chắc chắn bạn sẽ muốn sở hữu những món đồ nội thất và thiết kế lấy cảm hứng hình học này. Liên hệ đến cho Xuân Lộc Gia Lai để được tư vấn thiết kế thi công trọn gói theo phong cách bạn yêu thích qua hotline 0905 009 583.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905 009 583