Dự toán xây dựng là gì? Cách lập dự toán xây dựng

Dự toán xây dựng là gì? Cách lập dự toán xây dựng

Dự toán xây dựng là tài liệu xác định mức tổng cho chi phí cần thiết cho việc xây dựng công trình được tính toán một cách cụ thể. Giai đoạn này sẽ giúp chủ đầu tư ước tính được chi phí ra sao. Từ đó sẽ biết được thời gian và phương án thi công hiệu quả. Vậy cụ thể hơn, dự toán xây dựng là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này cùng chúng tôi.

Cách lập dự toán xây dựng

Dự toán xây dựng công trình là gì?

Một công trình xây dựng luôn là sản phẩm được tạo thành bởi con người, vật liệu xây dựng, thiết bị vật tư lắp đặt, liên kết định vị được xác định theo thiết kế. Vì thế, trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ dự án nào thì dự toán xây dựng là phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được.

du-toan-xay-dung-la-gi

Dự toán xây dựng được quy định theo khoản 1 điều 135 của Luật xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020). Đây là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu. Nó sẽ được xác định trong giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật – thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện cho công trình. Các cơ sở xác định bao gồm: Giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm các trang thiết bị, chi phí dự phòng và phát sinh.

Nội dung dự toán xây dựng bao gồm những gì?

Nội dung dự toán xây dựng được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP gồm:

  • Chi phí xây dựng: Chi phí các hạng mục của dự án, chi phí xây dựng; Công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; Chi phí phá dỡ công trình mà không thuộc phạm vi công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng. Nó được xác định trong chi phí hỗ trợ, bồi thường và tái định cư.
  • Chi phí thiết bị: Bao gồm có chi phí mua sắm công nghệ thi công; Chi phí quản lý mua sắm thiết bị; Mua bản quyền phần mềm sử dụng cho trang thiết bị và công nghệ nếu có; Chi phí chuyển giao và đào tạo công nghệ.
  • Chi phí quản lý dự án: Chi phí tổ chức quản lý các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án; Thực hiện dự án đến khi hoàn thiện đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Chi phí thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc công trình, đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
  • Chi phí khác: Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trình; chi phí đảm bảo an toàn giao thông… nhưng không thuộc quy định tại mục 1, 2, 3, 4.
  • Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng cho các hạng mục phát sinh, dự phòng cho yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án công trình.

Cách lập dự toán xây dựng công trình năm 2022

Dự toán xây dựng công trình về cơ bản sẽ có 3 thành phần chính:

Danh mục khối lượng

Danh mục khối lượng được căn cứ vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán đo bóc khối lượng và định mức. Lập bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác thực hiện và đơn vị tính tương ứng.

Ví dụ, khi đo bóc khối lượng một móng bê tông thì có bảng liệt kê công tác sau: Đào đất, Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn, lắp đặt cốt thép đổ bê tông và lấp đất, đầm chặt. Các chi phí này để hiệu quả thì cần chú ý nguyên tắc: Tính đúng, tính đủ, tránh trùng lắp hoặc bỏ sót.

Đơn giá

Sau đó xác định được khối lượng của danh mục trên, bạn sẽ tính tiếp thêm đơn giá. Đơn giá được xác định từ 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu, nhân công và giá ca máy.

Định mức

Định mức là phần hao phí tối đa thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Định mức quy định trong các thông tư của BXD mới nhất là thông tư số 12/2021/TT-BXD. Tuy nhiên, trong trường hợp không có công tác tương ứng hoặc công tác của định mức không hoàn toàn phù hợp vì sự phát sinh. Để tránh điều này cần phải có thêm công tác tạm tính, điều chỉnh công tác gốc của định mức.

Giá vật liệu

Về giá vật liệu cứ sửa trực tiếp trong bảng tính giá vật liệu đến hiện trường hoặc có số liệu thì nhập thẳng vào bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư trong quá trình thực hiện. Giá vật tư có thể tham khảo theo Công bố giá liên Sở XD-TC địa phương hoặc trên mạng hoặc đi khảo sát ở các cửa hàng và đại lý.

Giá vật liệu

Nhân công, ca máy

Khác với phần vật liệu, nhân công và ca máy sẽ quy định chặt chẽ và hướng dẫn chia bậc, hệ số, cách tính cự thể dựa vào thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng. Các Sở xây dựng cũng có những ban hành giá nhân công, ca máy.

Thành tiền

Sau khi xác định được chi phí trực tiếp thì việc tiếp theo là xác định thêm các hệ số chi phí khác để tính được giá trị cuối cùng.

Các chi phí được tính thường như sau:

  • Chi phí gián tiếp: Chi phí chung, chi phí các công tác không xác định được từ thiết kế, lán trại nhà tạm để ở & điều hành thi công.
  • Thu nhập chịu thuế
  • Trang thiết bị
  • Quản lý dự án
  • Tư vấn đầu tư xây dựng
  • Dự phòng phát sinh
  • Chi phí khác

Các chi phí này có quy định rất chi tiết trên các thông tư nền tảng, các khung tỉ lệ. dựa vào các đặc thù và giá trị công trình nên phần này tương đối phức tạp. Chủ đầu tư cần có kinh nghiệm và các phần mềm dự toán hỗ trợ. Bạn có thể liên hệ đến https://xuanlocgialai.com/ để được báo giá chi tiết hơn: 0905 009 583.

Những lưu ý đối với dự toán xây dựng

Đối với các dự án có nhiều công trình xây dựng

Dự toán xây dựng của dự án gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và quản lý dự án, các chi phí tư vấn hỗ trợ. dự phòng, chi phí khác. Do đó, chủ đầu tư cần xác định theo từng công trình. Nội dung tài liệu sẽ bao gồm: Chi phí xây dựng công trình, chi phí thiết bị công trình, các chi phí tư vấn đầu tư, chi phí khác liên quan, chi phí dự phòng.

Những lưu ý đối với dự toán xây dựng

Đối với dự án đã cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn đơn vị thầu

Đối với dự án này, chủ đầu tư cần xác định dự toán xây dựng của dự án theo dự toán các gói thầu xây dựng thuộc danh mục các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn mà nhà thầu phê duyệt. Khi đó, dự toán xây dựng sẽ bao gồm các gói thầu xây dựng, chi phí quản lý, tư vấn, dự phòng và các chi phí có tính chất liên quan.

Trong đó, dự toán gói thầu xây dựng sẽ bao gồm:

  • Gói thầu riêng biệt: Dự toán gói thầu thi công xây dựng, gói thầu mua sắm thiết bị, lắp đặt trang thiết bị công trình; gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng, gói thầu thuộc khoản mục chi phí khác.
  • Gói thầu hỗn hợp: Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng EC, gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư, thi công (PC); gói thầu thiết kế – mua sắm vật tư, trang thiết bị khi thi công (EPC); gói thầu lập dự án thiết kế – mua sắm vật tư, trang thiết bị – thi công (Chìa khóa trao tay)…

Như vậy, trên đây là toàn bộ những điều cần biết về dự toán xây dựng công trình được cập nhật mới. Xuân Lộc Gia Lai là đơn vị uy tín trong lĩnh vực thiết kế thi công và tư vấn giấy tờ thủ tục dự án xây dựng. Xuân Lộc Gia Lai luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn chủ đầu tư trong thời gian sớm nhất. Hãy nhanh chóng liên hệ cho chúng tôi ngay bây giờ qua hotline liên hệ: 0905 009 583 để được tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905 009 583