XÂY DỰNG GIAO THÔNG, SAN NỀN, HẠ TẦNG

Khi đất nước ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, thì hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông cũng ngày càng được chú trọng, mở rộng và nâng cao chất lượng. Những công trình xây dựng đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, phục vụ người dân lại càng góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế vượt bậc cho đất nước. Vì thế mà quy hoạch kiến trúc đô thị luôn là một trong những vấn đề được nhà nước và người dân quan tâm hàng đầu.

Xây dựng giao thông san nền

Vậy xây dựng công trình giao thông, hạ tầng, san nền là gì? Những tiêu chí, quy định, quy trình, chi phí xây dựng như thế nào nhằm đảm bảo chất lượng, tính an toàn cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Khái niệm công trình giao thông

Công trình giao thông là cụm từ dùng để chỉ nhóm công trình xây dựng được thiết kế và thi công với mục đích phục vụ cho nhu cầu di chuyển, đi lại của người dân và các hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hóa, do Bộ Giao Thông vận tải quản lý chất lượng.

Công trình giao thông có kết cấu dạng cầu, đường, hầm hoặc kết cấu khác sử dụng làm cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp điều tiết, điều phối các hoạt động giao thông vận tải. Bao gồm: Công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cầu, hầm, đường thủy nội địa, giao thông hàng hải, hàng không.

Xây dựng công trình giao thông

Công trình giao thông có kết cấu dạng cầu, đường, hầm…

Về cơ bản, quy trình thi công công trình giao thông sẽ được tiến hành theo các bước:

  • Nhận thông tin dự án từ phía chủ đầu tư
  • Khảo sát dự án để tính toán khối lượng thi công dự kiến và kèm theo bản vẽ kỹ thuật
  • Đàm phán trao đổi về phương án thi công, tiến độ thời gian và giải pháp xử lý
  • Chuẩn bị thi công: chuẩn bị tập hợp vật tư, máy móc thiết bị tại công trình
  • Thi công: giám sát kỹ thuật sản phẩm và giải pháp thi công
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau thi công và nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.

Khái niệm công trình hạ tầng

Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, nhà để xe ô tô, sân bãi để xe máy móc thiết bị dành cho dịch vụ công cộng.

Xây dựng công trình hạ tầng

Công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các dịch vụ, nhu cầu công cộng

Tương tự như việc phân cấp công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bao gồm: Hệ thống các công trình cấp thoát nước đô thị, hệ thống các công trình cấp điện đô thị, hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống kênh mương… Nhà nước phân chia thành hai loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính là hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng kỹ thuật nông thôn. Trong đó, quy trình thi công cơ bản tiến hành như sau:

  • Nhận thông tin và khảo sát dự án
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thiết kế và giấy phép thi công
  • Thông báo khởi công và đo đạc định vị tim mốc
  • Dựng lán trại, tập kết vật liệu cho phạm vi thi công
  • Thi công san nền, san lấp mặt bằng

Khái niệm san nền

San nền hay còn gọi được hiểu là công việc san lấp mặt bằng, san phẳng nền đất cho một mặt bằng quy hoạch hay công trình xây dựng nào đó mà khách hàng đưa ra (quy hoạch khu dân cư, nghĩa trang, công viên khu du lịch…) Từ một mảnh đất có địa hình không đồng nhất như chỗ quá cao hay chỗ quá thấp thì đều phải san lấp cho đều.

Công việc này bao gồm: đào đất ở những nơi cao trong phạm vi công trường rồi vận chuyển đến những vùng đất thấp hơn. Sau đó, đắp lại chỗ đất trũng hay bị thụt hẳn xuống nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình đất theo thiết kế định trước của khách hàng đã tính toán cùng nhà thầu, thi công. Nhờ đó mặt bằng đáp ứng được các mục đích khác nhau của khách hàng.

Công trình san nền

San nền là một bộ phận quan trọng của việc quy hoạch kiến trúc đô thị

Khi san lấp nền, mặt bằng thì có hai phương án được bên xây dựng sử dụng chủ yếu:

  • Phương án thi công san lấp mặt bằng bừng máy bơm cát
  • Phương án thi công san lấp mặt bằng bằng xe cơ giới

Với mỗi cách đều có ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm.

Chi phí xây dựng công trình giao thông, hạ tầng và san nền được tính toán như thế nào?

Chi phí xây dựng các gói thầu công trình giao thông, hạ tầng, san nền cần có chỉ đạo, đánh giá của đơn vị chuyên môn như nhà thầu để làm cơ sở báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Nội dung đề xuất được áp dụng cơ chế vận dụng, tham khảo các định mức xây dựng đã ban hành hoặc hướng dẫn của các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị thi công đối với công việc chuyên ngành, đặc thù, công trình sử dụng công nghệ mới hoặc kết cấu phức tạp chưa có trong hệ thống định mức xây dựng để cập nhật lại giá gói thầu, dự toán gói thầu.

Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành hoặc đã có trong hệ thống định mức xây dựng được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công công trình thì việc xác định chi phí đầu tư xây dựng bằng phương pháp thị trường tại thời điểm tính toán hoặc thực hiện theo quy định tại các điều khoản cụ thể. Cụ thể hơn về chi phí dự án, bạn gọi tới hotline: 0905 009 583 để được hỗ trợ tư vấn.

Những yếu tố đảm bảo khi xây dựng công trình giao thông, hạ tầng và san nền

Hiện nay, các hệ thống trên của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện và từng bước hoàn thiện. Do đó, bên cạnh việc tính toán chi phí phù hợp cho chủ đầu tư thì các nhà thầu đều phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn như sau:

  • Chất lượng: Công trình sau khi được hoàn thành và nghiệm thu đều phải đảm bảo kết cấu bền vững và có giá trị sử dụng lâu dài. Nguyên vật liệu xây dựng cũng như thông số kỹ thuật công trình tuân theo thiết kế ban đầu. Các chỉ số chống chịu về tác động, trọng lượng, độ dẻo dai, độ bền… cần tuân thủ chặt chẽ và không ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết.

Công trình cần tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng

Công trình cần tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng, không ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết

  • An toàn: Kết cấu bền vững của công trình đường bộ, đường hầm, hạ tầng cơ sở… phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, khi tham gia sử dụng cũng như các công trình lân cận.
  • Thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của công trình cần được cân nhắc đến ngay từ khâu thiết kế. Cả 3 loại hình công trình trên đều là bộ phận của quy hoạch kiến trúc đô thị. Vì vậy, các kiến trúc sư thường xuy xét đến mức độ hài hòa tổng thể để công trình giao thông góp phần tạo nên cảnh quan đô thị đẹp đẽ và phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.

Tại sao nên chọn Xuân Lộc Gia Lai là đơn vị thực hiện dự án giao thông, hạ tầng và san nền

Trong suốt nhiều năm hoạt động, Xuân Lộc Gia Lai luôn không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, những công trình mang tầm vóc. Hệ thống quản lý từ quy trình đến nhân sự bài bản, đảm bảo chất lượng dự án lớn như giao thông, hạ tầng và san nền.

Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát có chuyên môn cao, năng lực, tận tâm, có trách nhiệm; Tư vấn, đưa ra các phương án thi công phù hợp nhất với trình tự theo quy định.

Đồng thời, đơn vị chúng tôi còn có các máy móc trang thiết bị hiện đại, nguồn vật liệu cung ứng chất lượng, để tự tin tham gia bất cứ gói thầu hạ tầng, giao thông hay san nền nào cũng mang tới những chất lượng tốt nhất, với chi phí và tiến độ tối ưu. Đặc biệt, mang lại an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công, sau khi hoàn thiện dự án.

đơn vị xây dựng giao thông, hạ tầng và san nền

Xuân Lộc luôn đặt chất lượng và an toàn công trình lên hàng đầu

Để góp phần xây dựng sự bền vững, nâng cao chất lượng sống và tạo diện mạo xã hội

Nếu các chủ đầu tư đang quan tâm và cần được tư vấn cụ thể hơn cho dự án, hãy liên hệ với Xuân Lộc, bộ phận hỗ trợ tư vấn nhanh chóng thông qua hotline: 0905 009 583 luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc hoặc đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp, khảo sát và báo giá. Xuân Lộc Gia Lai – Điểm đến tin cậy của mọi khách hàng và nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.

Đăng ký tư vấn