Các loại móng phổ biến đối với nhà dân dụng - Xuân Lộc Gia Lai

Các loại móng phổ biến đối với nhà dân dụng

Móng là bộ phận phải chịu toàn bộ tải trọng của công trình, sau đó phân tán lực và truyền xuống nền đất. Do đó mà đây chính là bộ phận có vai trò quan trọng hàng đầu, không thể thiếu trong bất kỳ ngôi nhà hay công trình xây dựng nào. Móng nhà có nhiều loại phù hợp để tạo điểm tựa vững chắc cho từng loại công trình khác nhau. Vậy đâu là loại móng nhà phổ biến đối với nhà dân dụng, các lưu ý khi thi công mà bạn đang quan tâm? Hãy đến với những thông tin dưới đây của chúng tôi nhé!

Các loại móng phổ biến đối với nhà dân dụng

Móng là bộ phận chịu toàn bộ tải trọng của công trình, gia chủ cần ưu tiên hàng đầu

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay nền công trình là bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm bên dưới cùng của công trình xây dựng. Có trách nhiệm chịu toàn bộ tải trọng công trình đè xuống. Nó giống như chân đế với những kích thước và hình dạng khác nhau. Chức năng phải thực hiện được các nhiệm vụ cần thiết bao gồm:

  • Đảm bảo kết cấu chịu lực: Đủ vững chắc để chịu tải trọng cố định của ngôi nhà và các tác động bên ngoài. Đảm bảo độ chịu lực nếu bạn muốn gia tăng, chồng thêm hoặc cơi nới không gian.
  • Đảm bảo tính ổn định: Phải chịu được tải trọng ngôi nhà mà không gây ra bất kỳ chuyển động, rung động nào ảnh hưởng tới kết cấu nhà.

Móng nhà là gì

Để làm được điều đó thì việc thiết kế móng cần phải được đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư tính toán, thi công xây dựng một cách kỹ lưỡng, đảm bảo độ chịu lực rất cao và phù hợp với từng loại nền. Chiều rộng phụ thuộc vào khả năng chịu lực an toàn của đất nền. Còn chiều dày móng phụ thuộc vào cường độ của vật liệu. Nền đất quyết định phương án lựa chọn loại móng phù hợp với tải trọng toàn bộ của ngôi nhà, công trình.

Các loại móng trong xây dựng và kết cấu móng nhà

Tổ chức loại móng

Trong xây dựng nhà dân dụng, tổ chức các loại móng nhà được chia thành hai tổ hợp phổ biến:

  • Nền nông: Được sử dụng khi đất ổn định, đất có đủ khả năng chịu lực tương đối gần mặt đất và được xây dựng trực tiếp phía bên dưới ngôi nhà.
  • Nền sâu: Được sử dụng khi nền đất tương đối gần bề mặt đất không ổn định. Đất nền yếu, khả năng chịu lực kém. Móng sâu sẽ có chức năng truyền tải trọng xuống tầng đất hoặc đá có khả năng chịu lực thích hợp, độ sâu lớn hơn.

Phân loại theo hình dạng và công dụng

Nếu phân loại theo hình dạng và công dụng của các loại móng nhà thì sẽ có các loại móng cụ thể như sau:

  • Móng băng: Kết cấu móng băng gồm phần phân đế và dầm móng băng chạy dài đỡ qua 2 hoặc nhiều cột. Lực tác động trừ cột truyền xuống tạo thành hệ băngcứng cáp. Trong đó có 2 loại chính là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Móng băng

    • Móng băng 1 phương là loại thường sử dụng cho các ngôi nhà có chiều rộng nhỏ. Một số nhà phố với nền đất tốt hoặc cũng có thể phù hợp với biệt thự 1-2 tầng (móng băng nhà 2 tầng) có nền đất rất tốt. Nó có phần đế chịu lực tác động từ 2 hay nhiều cột trên 1 phương cố định, thông thường là phương ngang nhà.
    • Móng băng 2 phương (giao thoa) phổ biến trong các kết cấu chịu lực cao: Loại này được thiết kế theo cả 2 phương ngang và dọc. Hai dải băng liên tục giao thoa tạo ra cơ sở vững chắc và cân bằng để có thể truyền tải trọng đều lực xuống nền. Khi tính toán, nếu trường hợp băng 1 phương không đủ chịu lực hoặc kích thước móng quá lớn gây xuyên thủng đài móng. Phương án lựa chọn tốt nhất lúc này là loại móng băng hai phương
  • Móng đơn: Là loại kết cấu bê tông cốt thép với 1 đế chịu lực cho 1 cây cột duy nhất. Thiết kế móng đơn thường có hình dạng một tấm bê tông cô lập hình chữ nhật hoặc hình vuông để truyền tải trọng tập trung.
    • Móng đơn sử dụng chủ yếu cho các ngôi nhà ít tầng, nhà cấp 4 hoặc nhà 2-3 tầng nhưng có nền đất cứng cáp và chắc chắn. Diện tích phụ thuộc vào tải trọng nhà, độ cứng nền đất và khả năng chịu lực. Loại này được ưu tiên khi độ sâu hố đào không quá vài mét so với mặt đất. Trong các loại nền nhà dân dụng, móng đơn là loại dễ thi công và ít tốn kém nhất.
    • Được sử dụng kết hợp với dầm và đà kiềng. Các dầm đà kiềng được sử dụng để hỗ trợ các bức tường xây và khống chế chuyển vị ngang cho móng.
  • Móng bè: Là tấm bê tông cốt thép liên tục, thường có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích ngôi nhà, giống như một chiếc bè trên mặt đất. Có tác dụng hỗ trợ tường hoặc cột chịu tải nhẹ và đồng thời làm nền cho tầng trệt. Kết cấu móng bè thường dùng cho các ngôi nhà nằm trên nền đất yếu. Do đó, chủ nhà phải tính toán kỹ kết cấu để tránh việc ngôi nhà trượt ngang.
  • Móng cọc: Là hệ thống kết cấu có cọc được đóng hoặc đúc xuống nền đất tốt. Hệ thống móng cọc bao gồm cọc chịu lực hoặc cọc ma sát mũ cọc, dầm giằng truyền toàn bộ tải trọng công trình xuống địa tầng chịu lực phù hợp. Các cọc sẽ đóng thành từng cụm gồm hai hoặc nhiều hơn.
    • Chức năng chính là kết hợp giữa ma sát dọc theo mặc của cọc và chống xuống nền đất tốt, sau đó truyền tải trọng xuống các tầng thấp hơn mặt đất.
    • Mũi cọc tham gia vào cụm cọc để phân bố tải trọng từ cột hoặc dầm panh đều giữa các cọc với nhau. Việc thi công này bắt buộc phải có máy móc chuyên dụng nâng cọc vào vị trí và đóng cọc xuống đất.

Lựa chọn đúng loại móng nhà phù hợp để đảm bảo an toàn

Lựa chọn đúng loại móng nhà phù hợp để đảm bảo an toàn, chất lượng thi công

Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Khi thi công, nền móng cần đảm bảo các công việc cơ bản theo thứ tự như sau:

  • Đào hố móng và làm phẳng bề mặt hố móng
  • Kiểm tra cao độ lót móng
  • Đổ bê tông lót, cắt đầu cọc
  • Ghép cốp pha móng
  • Đổ bê tông móng
  • Kiểm tra chất lượng bê tông rồi tiến hành rút cốt pha
  • Xây tường thẳng, mạch đều, chắc chắn
  • Thiết kế đường ống nước sinh hoạt, đường dây điện, chèn khuôn cửa
  • Làm mái theo đúng bản vẽ kỹ thuật
  • Tiếp theo là bước hoàn thiện như trát, lát nền, sơn, lắp đặt nội thất…

Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Những lưu ý và kinh nghiệm làm móng nhà

Trước khi thi công móng nhà, gia chủ và kỹ sư phải lưu ý:

  • Khảo sát địa chất: Khâu này rất quan trọng vì đảm bảo tính toán được sự thay đổi của dòng nước ngầm, cấu trúc địa tầng toàn khu vực và các hiện tượng xảy ra trong quá trình thi công. Nhờ đó, các kỹ sư sẽ xác định xem nên sử dụng loại móng nào là phù hợp nhất.
  • Kiểm tra kỹ về đất công trình: Nếu sử dụng đất sét, bạn cần biết chúng có khả năng hút nước kém nên khiến nhà hay bị ẩm thấp, đọng nước và thu hút nhiều ruồi muỗi. Nếu là đất xốp bạn cần xác định khả năng chịu lực của móng kém, có thể nghiêng đổ hoặc sụp lún, ảnh hưởng độ an toàn.
  • Chọn móng phù hợp cho từng loại công trình: Dựa vào điều kiện địa chất và loại công trình để lựa chọn móng nhà phù hợp.
  • Lựa chọn nguyên vật liệu: Chọn nguyên vật liệu tốt và phù hợp là bước quan trọng không kém khi xây dựng móng nhà. Do đó, tốt nhất là gia chủ nên tìm những đơn vị cung cấp, thi công thiết kế thật uy tín.
  • Giám sát công trình: Luôn giám sát theo dõi từng công đoạn để tránh việc không may xảy ra trong chính công trình của bạn.
  • Lựa chọn khung cột hoặc tường chịu lực: Điều này sẽ giúp bạn giảm được một phần chi phí khi xây dựng móng nhà vì gạch xây tường tất nhiêu sẽ rẻ hơn bê tông, tiết kiệm được phần sắt thép. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ áp dụng cách làm này nếu bạn xây nhà cấp 4 do tuổi thọ vật liệu không cao.
  • Chọn nhà thầu uy tín chuyên nghiệp: Việc chọn nhà thầu uy tín để thiết kế thi công móng nhà rất quan trọng. Bạn sẽ hoàn toàn an tâm trong suốt quá trình thi công và sự an toàn về sau.
  • Lễ cúng đổ móng nhà: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc làm lễ cúng nên được chú trọng đặc biệt, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu đổ móng nhà. Gia chủ sẽ thuận lợi hơn khi công trình diễn ra và suôn sẻ cho cuộc sống sau này.

Quy trình làm việc rất vất vả. Nên để đảm bảo ngôi nhà được xây dựng hoàn thiện đúng với phương án cần kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn cao của đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn. Sử dụng những thiết bị để đưa ra thông số chính xác từ đó sử dụng đúng loại móng cần thiết cho ngôi nhà.

Chi phí làm móng nhà được tính dựa trên những yếu tố nào?

Với mỗi loại công trình cũng như khu vực, tình trạng thực tế công tình mà chi phí nền móng sẽ thay đổi. Có thể điểm qua những yếu tố sau đây:

  • Diện tích công trình xây dựng: khoảng 30-50% diện tích mặt sàn. Tuy nhiên diện tích món còn ảnh hưởng do tính chất nền đất và thiết kế.
  • Quy mô công trình: Quy mô càng lớn thì càng tiêu tốn nhiều chi phí cho việc gia cố nền móng
  • Đơn giá thi công: Dựa vào chi phí nguyên vật liệu với chi phí thuê nhân công trên m2 móng. Tùy vào mỗi địa phương và thời điểm mà đơn giá sẽ khác nhau.
  • Đặc điểm địa chất: Những ngôi nhà xây dựng trên nền đất yếu thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn những nền đất tốt.
  • Địa điểm xây dựng: Công trình thi công trong hẻm có giá khác với công trình thi công mặt tiền đường. Công trình ở nông thôn cũng khác với thành phố.

Chi phí làm móng nhà

Lựa chọn đơn vị thi công làm móng nhà

Xây nhà là việc quan trọng của đời người. Đối với những công trình dân dụng nhà ở tuy quy mô không lớn nhưng cũng cần gia chủ tìm đến những đơn vị thi công chuyên nghiệp. Không chỉ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức mà còn đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình. Thông thường, nhà thầu sẽ cam kết đưa ra phương án thi công móng tốt nhất cũng như sử dụng nguyên vật liệu chất lượng, giá thành cạnh tranh.

Như vậy, qua bài viết trên hy vọng gia chủ sẽ hiểu hơn về các loại móng nhà hiện nay cũng như có thêm những hiểu biết kinh nghiệm trước khi xây nên tổ ấm cho mình. Với sự tận tâm của đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, chuyên môn, Xuân Lộc Gia Lai là đơn vị uy tín mà gia chủ an tâm lựa chọn. Liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 0905 009 583 để được hỗ trợ nhanh chóng, cụ thể hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905 009 583