Nhà phố kết hợp kinh doanh là xu hướng thiết kế ngày càng phổ biến bởi sự tiện lợi, đa năng ngày càng cao. Để phục vụ mục đích kinh doanh, các mẫu nhà không chỉ đẹp và còn cần bắt mắt, hấp dẫn khách hàng. Mẫu nhà phố kết hợp kinh doanh ngày nay được các kiến trúc tối ưu phần chi phí, tận dụng mọi khoảng không gian để tăng tính hiệu quả trong thẩm mỹ và còn tạo thu nhập thụ động. Vậy làm thế nào để có một ngôi nhà 2 trong 1 hiệu quả và đẹp mắt, chủ đầu tư cần lưu ý một số yếu tố sau.
Nhà phố kết hợp kinh doanh là kiểu nhà như thế nào?
Thực chất thì không có khái niệm cụ thể về kiểu nhà phố kết hợp kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu nhà phố kết hợp kinh doanh là kiểu nhà có mặt tiền đường, dùng kiểu nhà vừa ở vừa kết hợp buôn bán. Hay gọi là nhà phố thương mại.
Loại hình nhà ở này rất phổ biến tại các thành phố lớn, nơi nhu cầu kinh doanh buôn bán rất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Nhà phố có chiều dài vượt trội (kiểu nhà ống). Lợi thế là chủ nhà hoàn toàn có thể tận dụng mặt tiền nhà, tầng trệt để kinh doanh buôn bán rất tiện. Chủ nhà có thể tận dụng được quỹ đất, tăng mục đích sử dụng mà còn tạo ra cơ hội gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, điều đáng nói là cần thiết kế sao cho không gian sinh hoạt riêng tư của gia đình không ảnh hưởng. Không bị tác động bởi việc kinh doanh mà làm xáo trộn vẻ đẹp và tính an toàn cho công trình.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà phố để ở kết hợp kinh doanh
Nhà phố kết hợp kinh doanh là một hình thức đầu tư bất động sản phổ biến. Loại hình này giúp gia chủ vừa có nơi ở vừa có nguồn thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng hoặc lợi nhuận từ việc kinh doanh trực tiếp. Song, nếu bạn muốn đạt hiệu quả thì nhất định phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
Phù hợp với quy hoạch và quy định của địa phương
Điều đầu tiên, bạn cần lưu ý là trước khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh, cần phải xem xét quy hoạch và quy định của địa phương về: diện tích, chiều cao, mật độ xây dựng, hướng nhà, khoảng lùi, khoảng cách giữa các nhà, vỉa hè, hệ thống lối thoát hiểm, an ninh, vệ sinh… để đảm bảo nhà phố không vi phạm pháp luật và không gây phiền hà cho hàng xóm.
Chọn phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế của nhà phố kết hợp kinh doanh cần phù hợp với mục đích kinh doanh và sở thích của gia chủ. Có thể chọn phong cách hiện đại, cổ điển, tối giản, sang trọng, năng động… Tuy nhiên, cần có sự liên kết và hài hòa giữa không gian sinh hoạt gia đình và không gian kinh doanh, để tạo ra một tổng thể thống nhất và đẹp mắt. Có thể sử dụng các yếu tố như màu sắc, chất liệu, ánh sáng, cây xanh… để tạo điểm nhấn khác biệt cho từng không gian.
Đảm bảo sự riêng tư và an ninh của gia đình
Để tạo sự riêng tư và an toàn cho gia đình, thuận tiện cho khách hàng, cần phải phân chia rõ ràng giữa không gian nhà ở và kinh doanh. Thông thường, nơi kinh doanh sẽ nằm ở tầng trệt hoặc tầng một của nhà phố, có mặt tiền rộng và thoáng để thu hút khách hàng. Không gian ở sẽ nằm ở các tầng trên, cầu thang nội bộ, cửa đi riêng để tránh sự xâm nhập của người ngoài vào bên trong nhà ở. Ngoài ra, cần có sự liên kết giữa hai không gian này để gia chủ có thể dễ dàng quản lý và đi lại, đảm bảo yếu tố an ninh.
Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên tạo sự thông thoáng
Ánh sáng và gió tự nhiên là hai yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh. Nếu bạn muốn tiết kiệm điện năng, tạo không khí trong lành và thoải mái cho cả gia đình, khách hàng thì cần phải lưu ý đến nguyên tắc về ánh sáng và gió. Gợi ý, bạn có thể tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên bằng cách thiết kế các cửa sổ, thông gió, ban công, sân thượng, mái che… sao cho hợp lý và hài hòa.
Chọn màu sắc và vật liệu phù hợp
Màu sắc và vật liệu sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính năng của nhà phố kết hợp kinh doanh. Một số màu sắc và vật liệu thông dụng là trắng, xám, be, gỗ, đá, thép, nhôm… Tuy nhiên, từ những gam màu này, bạn cần chọn màu sắc và vật liệu sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh, phong cách thiết kế và ngân sách của mình.
Tạo điểm nhấn và sự độc đáo
Tạo điểm nhấn độc đáo cho mặt tiền và không gian kinh doanh sẽ làm nổi bật nhà phố kết hợp kinh doanh trên con phố đông đúc. Khách hàng dễ dàng nhận diện hơn bởi điểm nhấn như kiến trúc, họa tiết, logo, biển hiệu, đèn trang trí…
Những lưu ý khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
Để thiết kế nhà ở kết hợp với kinh doanh, gia chủ có sự chuẩn bị tốt hơn khi thiết kế, chú ý những yếu tố:
Về yếu tố phong thủy
Người xưa tin rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc buôn bán đắt hàng hay không cũng một phần do yếu tố phong thủy nhà ở. Theo như phong thủy, con đường chính là tượng trưng cho “Thủy”. “Thủy” lại là biểu tượng của sự cai quản tài lộc. Vì vậy, nếu Thủy tụ lại 1 điểm thì tài lộc vượng khí càng nhiều. Các ngôi nhà ở vị trí nhiều đường gấp khúc lại càng có nhiều thuận lợi nên chủ nhà không nên xây trên trục đường chính chiếu thẳng vào nhà. Khi thiết kế nhà đẹp hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ sẽ mang lại nhiều tài lộc, sinh khí giúp việc kinh doanh phát đạt, đảm bảo chất lượng cuộc sống gia chủ.
Yếu tố công năng tổng thể
Công năng quyết định đến việc sinh hoạt của các thành viên gia đình có thuận lợi hay không. Một số lưu ý các gia chủ nên lưu ý như sau:
- Thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh nên có tầng hầm hoặc bán hầm làm gara, chỗ để xe hợp lý.
- Bố trí không gian sinh hoạt như nhà bếp, nhà vệ sinh một cách hợp lý. Đảm bảo hệ thống rõ ràng, không gây ảnh hưởng tới nhau cũng như đảm bảo vệ sinh.
- Thiết kế giếng trời sẽ giúp lưu thông không khí. Không gian rộng thoáng yếu tố phong thủy tài lộc theo luồng khí vào nhà là tốt nhất.
- Thiết kế các vách ngăn kính, gỗ để che chắn tinh tế ngôi nhà hiệu quả.
- Nếu có thể thì nên tách riêng nguyên tầng 1 hoặc 2 để kinh doanh.
Về chi phí xây dựng
Để việc thiết kế, thi công không bị trì hoãn thì khâu lập ngân sách, phân bổ là rất cần thiết. Chủ nhà nên dự toán ước lượng, phân chia ngân sách sao cho hợp lý nhằm tránh việc trì hoãn thi công và ngược lại với mong muốn của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể tham khảo mức dự toán chung của https://xuanlocgialai.com/ để tham khảo giá chi tiết hơn khi thiết kế nhà vừa để ở vừa kinh doanh.
Những mẫu thiết kế nhà mặt phố kinh doanh đẹp mắt và phổ biến
Mẫu nhà phố kết hợp kinh doanh mặt tiền 5m
Mẫu nhà 5m kết hợp kinh doanh thường có cấu trúc nhà phố 1 trệt, 1 lầu và 1 sân thượng tum nhỏ hiện đại. Tông màu trắng kem thanh thoát. Tầng trệt và 1 có thể dùng làm kinh doanh, tầng lầu phía trên dùng để ở. Bên cạnh đó còn có thể thiết kế thêm giếng trời giúp nhà kinh doanh thêm thông thoáng.
Nhà phố mặt tiền 10m kết hợp kinh doanh
Nhà phố mặt tiền 10m dùng để kinh doanh là diện tích rất lý tưởng để kinh doanh. Kiến trúc hiện đại giúp cho không gian mang vẻ đẹp tươi mới cùng tone màu xanh trắng kết hợp mát mẻ để giúp ngôi nhà thu hút hơn. Gia chủ có thể thiết kế theo kiểu nhà L để cho không gian ở được lùi về phía sau, đảm bảo sự yên tĩnh nhất định. Cùng với đó tầng 2 dùng để sân chơi rộng rãi giúp cho gia đình thư giãn, nghỉ dưỡng.
Nhà phố 5×20 có tầng lửng kết hợp kinh doanh
Mẫu nhà phố 5×20 có tầng lửng dùng để kinh doanh theo phong cách hiện đại. Trong đó, tầng trệt có gian bán hàng bên ngoài, gian hàng trưng bày tiếp theo, phòng bếp liên thông, phòng vệ sinh và cầu thang phía sau. Tầng trên có thể gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh. Dự trù kinh phí cho mẫu nhà này rơi vào khoảng từ 1 đến 1,5 tỷ để hoàn thiện.
Nhà phố 4×20 có tầng lửng kết hợp kinh doanh
Nhà phố 4×20 có tầng lửng kết hợp kinh doanh thường xuất hiện ở những khu đô thị đông đúc đất đai khan hiếm. Thường kiểu nhà này sẽ có quy mô 1 tầng trệt, 3-4 tầng trên và 1 tầng thượng tum. Để tạo ra không gian thông thoáng với diện tích này, mẫu nhà thường có thiết kế đối xứng, tông trắng tạo cảm giác hài hòa. Bạn khéo léo bố trí các họa tiết và hoa cỏ cho mặt tiền. Sự bố trí này mang lại cảm giác nghệ thuật cho căn nhà có diện tích nhỏ tại đô thị.
Các tầng còn lại thông thường sẽ bố trí dựa theo thiết kế. Tuy nhiên, không gian cần đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt thoải mái cho gia đình. Về nội thất thì nên chọn kiểu hiện đại, màu sắc nhã nhặn để tạo cảm giác thoáng đãng. Gia chủ cũng nên tách riêng khu vực kinh doanh và gia đình để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Như vậy, có thể thấy rằng việc thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh đang là xu hướng thịnh hành và có nhiều lợi ích mang đến cho gia chủ. Song gia chủ vẫn cần tính toán và xem xét đảm bảo thiết kế hợp lý, hiệu quả. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn có thêm gợi ý khi thiết kế nhà ở. Đừng quên theo dõi website để cập nhật những Kiến thức nội thất mới nhất nhé!