Hoàn công là gì? Những trường hợp nào cần làm hoàn công?

Hoàn công là gì? Chi phí hoàn công nhà ở? Những trường hợp nào cần làm hoàn công?

Hoàn công là bước cuối cùng bắt buộc mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải làm sau khi xây dựng và hoàn thiện công trình. Trong đó bao gồm nhiều thủ tục, hồ sơ, quy trình… và sự tham gia của các bên xác nhận. Vậy cụ thể hoàn công là gì? Chi phí hoàn công nhà ở? Và những trường hợp nào cần làm hoàn công? Chúng ta hãy cùng đến với bài viết ngay sau đây nhé.

Hoàn công trong xây dựng là gì

Hoàn công là bước cuối cùng bắt buộc mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải làm để hoàn thiện công trình

Hoàn công xây dựng là gì?

Hoàn công xây dựng hay còn gọi là hoàn công, là một thủ tục hành chính quan trọng trong hoạt động xây dựng nhà cửa. Đây là bước cuối cùng sau khi xây dựng và hoàn thiện công trình. Nghĩa là nó được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng có nghiệm thu và giấy phép xây dựng.

Vì sao bạn phải làm hoàn công?

Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu tài sản ở cá nhân, tổ chức, chia thành 2 loại chính là: Tài sản phải đăng ký sở hữu và Tài sản không phải đăng ký sở hữu.

Nhà ở và các công trình xây dựng thuộc vào nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu. Do đó, bạn muốn đăng ký quyền sở hữu để ở hoặc sử dụng công trình thì cần phải thực hiện thủ tục hoàn công theo quy định nhà nước. Từ đó, công trình được thừa nhận về mặt pháp lý, tránh những phiền hà sau này.

Đồng thời, hoàn công là thủ tục hành chính mang ý nghĩa pháp lý, có quy định rõ ràng trong Luật xây dựng 2014 được ban hành. Nó thể hiện cấu trúc và hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được chính quyền cấp phát và đổi sổ hồng về sau. Đối với nhà riêng, sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ hồng. Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công đồng nghĩa với việc pháp luật chưa thừa nhận. Từ đó bạn không chỉ khiến việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại mà thậm chí còn khiến bạn có thể bị thu hồi đất.

Vì sao bạn phải làm hoàn công

Hoàn công là thủ tục hành chính mang ý nghĩa pháp lý, có quy định rõ ràng trong Luật xây dựng 2014 được ban hành

Mặt khác, chủ đất hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Giúp bạn tránh rắc rối khi sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hoặc giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng dễ dàng nhất.

Những trường hợp nào cần làm hoàn công?

Theo Luật xây dựng 2014 và nghị định 59/2015/NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép hoàn công xây dựng. Trừ các công trình nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu di tích lịch sử, khu bảo tồn, văn hóa, công trình bí mật nhà nước.

Chi phí hoàn công nhà ở được tính như thế nào?

Chi phí hoàn công nhà ở là khoản chi phí mà chủ sở hữu nhà ở phải trả để làm thủ tục hoàn công theo đúng quy định của pháp luật. Chi phí hoàn công nhà ở sẽ gồm: Phí bản vẽ hoàn công, lập hồ sơ, tiền sử dụng đất, chi phí chi ngoài, thuế giá trị gia tăng. Chi phí hoàn công nhà ở được nhà nước quy định rõ trong Khoản 11, Điều 9, Nghị định 140/2016/NĐ-CP, trong đó, các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ. Và với trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, chi phí hoàn công nhà ở sẽ gồm thuế xây dựng cơ bản và không tính phí trước bạ.

Ngoài ra, chi phí hoàn công nhà ở còn bao gồm một số khoản khác bao gồm như bản vẽ hoàn công, dọn dẹp sau khi hoàn thiện công trình… Cụ thể được tính như sau:

  • Phí bản vẽ hiện trạng, lập hồ sơ: Từ 150.000 vnđ/m2 tùy theo chi phí thiết kế bản vẽ do công ty xây dựng đưa ra.
  • Thuế giá trị gia tăng: Từ 3% (thuế khoán do chủ nhà tự xây).
  • Tiền sử dụng đất: 50% x đơn giá đất do UBND tỉnh/thành ban hành (trong hạn mức đất ở).
  • Chi phí chi ngoài: Phát sinh từng trường hợp cụ thể ở mỗi công trình.
  • Lệ phí trước bạ nhà đất: Không phải đóng.

Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công

  • Chủ đầu tư: Sẽ lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo chính xác những ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công cùng có trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ đúng như hợp đồng xây dựng.
  • Nếu có đơn vị tư vấn và giám sát xây dựng thì đơn vị này sẽ tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình. Nếu trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu thì phải lập bản vẽ theo đúng thực tế.

Các hướng dẫn thủ tục hoàn công nhà ở

B1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hoàn công sẽ bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Giấy phép xây dựng công trình nhà ở
  • Hợp đồng xây dựng công trình nhà ở của chủ nhà với các nhà thầu, khảo sát, thiết kế, thi công và giám sát thi công xây dựng ( nếu có)
  • Văn bản báo cáo khảo sát xây dựng nhà ở
  • Văn bản báo cáo kết quả thẩm tra nhà ở
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công
  • Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công
  • Bản vẽ hoàn công
  • Báo cáo kết quả kiểm định công trình (nếu có)
  • Văn bản các cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền đã chấp thuận, xác nhận về các vấn đề an toàn, phòng cháy, chữa cháy hoặc vận hành thang máy (trường hợp nếu có)

B2: Nộp hồ sơ thông báo và kiểm tra

Khi chuẩn bị đủ giấy tờ hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai. Tiếp đó, công chức viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thụ lý, kiểm tra, xem xét các giấy tờ, hồ sơ và chứng từ liên quan xem có đủ và hợp lệ hay không? Song song đó là đối chứng với thực tế hiện tại công trình nhà ở.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Cán bộ tiếp nhận, in phiếu biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ thiếu, hoặc giấy tờ không hợp lệ thì Cán bộ cần hướng dẫn cụ thể để người nộp hồ sơ bổ sung, cung cấp đúng đủ theo quy định luật ban hành.

Nộp hồ sơ thông báo và kiểm tra hoàn công

Khi chuẩn bị đủ giấy tờ hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai

B3: Nộp thuế, phí và lệ phí

Khi giấy tờ hồ sơ được tiếp nhận đầy đủ, bạn tiến hành nộp thuế phí theo quy định và chờ nhận Giấy chứng nhận bản gốc.

Như vậy là Xuân Lộc Gia Lai đã gửi đến bạn những chia sẻ chi tiết hơn về khái niệm hoàn công là gì? Chi phí, các trường hợp cần làm hoàn công và những thông tin quan trọng khác xoay quanh vấn đề này. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Trong thời gian sớm nhất, các thủ tục hoàn công cho ngôi nhà nên được thực hiện để công trình của bạn được thừa nhận về mặt pháp lý cũng như giúp bạn thuận lợi hơn về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905 009 583